Thứ bảy 28/12/2024 14:51

Bắc Ninh: Huy động mọi nguồn lực tham gia đào tạo nghề

Với tổng kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương hơn 5 tỷ đồng, năm 2010, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn rất hiệu quả, đặc biệt là công tác đào tạo nghề.

Ảnh: Internet

 - Với 50 lớp dạy nghề, thu hút hơn 3.000 lao động tham gia, đã giải quyết việc làm, giúp người lao động có thêm thu nhập từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Các nghề được đào tạo chủ yếu là nghề mây tre đan, gỗ thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp, thêu tranh xuất khẩu, dệt công nghiệp, cơ khí, gốm sứ…

Được biết, một trong những giải pháp đào tạo nghề cơ bản của Bác Nình là kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Với nguồn vốn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công, Trung tâm Khuyến công phối hợp với doanh nghiệp tìm hiểu, xây dựng các ngành nghề phù hợp đặc điểm từng vùng, nhằm khai thác thế mạnh địa phương, giúp cho công tác đưa nghề mới về nông thôn, đến các thôn làng hiệu quả. Cụ thể: những nơi có nghề đan lát như Song Giang, Giang Sơn, Đại Lai (huyện Gia Bình) sẽ tập trung phát triển nghề mây, tre đan xuất khẩu; huyện Thuận Thành có truyền thống nghề tằm tơ, tập trung đào tạo nghề dệt, may; thị xã Từ Sơn hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nghề cơ khí… Sau đào tạo, người lao động được doanh nghiệp bố trí công việc, sản phẩm đạt tiêu chuẩn được doanh nghiệp thu mua. Vì vậy, người dân có việc làm liên tục và không phải lo đầu ra cho sản phẩm.

Theo kế hoạch, năm 2011, Bắc Ninh được hỗ trợ nguồn quỹ khuyến công quốc gia và địa phương hơn 5 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, Bắc Ninh sẽ thực hiện 8 chương trình khuyến công. Trong đó, dự kiến tổ chức khoảng 56 lớp đào tạo nghề cho gần 1.700 lao động các vùng thuần nông, vùng đất chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác; hỗ trợ máy móc, chuyển giao khoa học công nghệ cho 8-10 doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động; tiếp tục nhân cấy nghề mới, tiến tới xây dựng mỗi xã có 1 nghề phi nông nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo khởi sự, quản lý doanh nghiệp, 80% các chủ doanh nghiệp được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật và thương mại. Hiện Bắc Ninh đang chú trọng huy động mọi nguồn lực cùng tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, nhân cấy nghề mới, đào tạo nghề có địa chỉ; tìm kiếm doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra, hỗ trợ hoặc tham gia đào tạo nghề cho nông dân…

Khánh Ngọc

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Đào tạo nghề

Tin cùng chuyên mục

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc