Thứ năm 21/11/2024 20:40

Bắc Giang: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong quảng bá sản phẩm OCOP, tỉnh Bắc Giang hướng đến đa mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa xây dựng nông thôn mới.

Từ 9 giờ đến 13 giờ 45 phút ngày 24/6, hơn 70 nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội đã hội tụ tại thôn Kép 1, xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) để livestream quảng bá, bán một số sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều, mỳ Chũ, tương La, bánh quế Ông Thọ, đông trùng hạ thảo…

Thanh niên Bắc Giang tham gia livestream bán vải thiều

Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, các KOL (những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) đã chốt được hơn 5.182 đơn các sản phẩm với doanh thu 886 triệu đồng. Qua đó góp phần giới thiệu, lan tỏa hình ảnh quê hương Bắc Giang với nhiều sản phẩm đặc trưng đến đông đảo người tiêu dùng trong nước.

Chương trình “Chợ phiên OCOP” - Khám phá đặc sản tỉnh Bắc Giang do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung ương Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và một số đơn vị phối hợp tổ chức.

Cũng trong ngày 24/6, tại tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn.

Chương trình nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời hỗ trợ thanh niên nông thôn, chủ thể OCOP tỉnh Bắc Giang chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ nông sản, có cơ hội để dễ dàng tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng, từ đó phát triển kinh tế địa phương.

Tại chương trình, đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Giang được tập huấn kỹ năng bán các sản phẩm OCOP trên nền tảng thương mại điện tử xã hội. Đoàn viên, thanh niên cùng các TikToker, nhà bán uy tín hàng đầu tham gia livestream trực tiếp bán sản phẩm nông sản địa phương. Các TikToker nổi tiếng hướng dẫn thanh niên là chủ thể có sản phẩm OCOP thực hành kỹ năng bán hàng trực tiếp.

Toàn cảnh Diễn đàn

Theo anh Cảnh Chí Quân - Phó trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn, thương mại điện tử đã trở thành một phương thức mua bán ngày càng phổ biến và quan trọng trong thời đại công nghệ 4.0. Việc chuyển đổi từ việc bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử đã mở ra một cánh cửa mới cho người dân, đặc biệt là các nông dân và nhà sản xuất nông sản.

Trong đó, thanh niên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Việc hỗ trợ người dân bán nông sản trên thương mại điện tử giúp tạo ra một kênh mới cho nông dân và nhà sản xuất nông sản tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng, không chỉ ở trong nước mà còn trên toàn cầu.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, sản xuất thông minh, các mô hình sản xuất kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử. Thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Trong đó, chuyển đổi số trong nông nghiệp phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý chuyên ngành, của các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và người dân sinh sống ở khu vực nông thôn.

Ông Ngô Văn Cương - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho biết - thời gian qua, Trung ương Đoàn triển khai chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên, giới thiệu, bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream).

Tại Diễn đàn “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP” diễn ra tại Bắc Giang đã tập trung thảo luận vào 3 vấn đề chính đó là: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; Kinh tế số từ góc nhìn của thương mại điện tử; Quảng bá tài nguyên bản địa trên không gian số. “Đây là 3 vấn đề rất quan trọng, là những giải pháp rất cụ thể để thực hiện những mục tiêu đổi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững", ông Ngô Văn Cương nhấn mạnh.

Đến nay, Bắc Giang đã có 205 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 31 sản phẩm 4 sao và 174 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền của tỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường.

Ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang - cho biết, để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới thì cần thiết phải có nhiều giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành chương trình, nhất là khâu quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển thương mại sản phẩm OCOP đã được đánh giá phân hạng.

Trên cơ sở đó giúp người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, tin tưởng nhiều hơn về chất lượng các sản phẩm OCOP của tỉnh đang được phân phối trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm OCOP từ các ngành hàng chủ lực trong nông nghiệp của tỉnh.

“Diễn đàn là cơ hội để các đơn vị hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh thanh niên trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, kết nối với các chuyên gia chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP cũng như được chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động ứng dụng chuyển đổi số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP”, ông Mai Sơn chia sẻ

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024