Thứ hai 18/11/2024 20:15

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy vai trò của Tổ công tác về thương mại điện tử

Từ đầu năm đến nay, Tổ công tác Thương mại điện tử Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xử lý 16 vụ, tịch thu hơn 6.000 đơn vị sản phẩm là hàng giả.

Kiện toàn nhân sự Tổ công tác

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 1621/TCQLTT-VPTC ngày 27/7/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-CQLTT ngày 2/8/2021 thành lập Tổ công tác về thương mại điện tử. Theo đó, Tổ công tác được thành lập với 5 thành viên là kiểm soát viên thị trường của Đội Quản lý thị trường số 1 (tên gọi khác là Đội cơ động).

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm tra một cơ sở kinh doanh, bán hàng bằng hình thức livestream trên ứng dụng Facebook (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Triển khai Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 của Bộ Công Thương (QĐ số 2390/QĐ-BCT ngày 13/9/2023), Chương trình chuyển đổi số của Tổng cục Quản lý thị trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2023 và nội dung Thông báo kết luận luận của Tổng cục trưởng tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiện toàn lại Tổ công tác về thương mại điện tử gồm 6 thành viên, do ông Vũ Đông Hòa – Phó Cục trưởng làm Tổ trưởng và ban hành Kế hoạch công tác về thương mại điện tử năm 2024 của đơn vị.

Theo đó, Tổ công tác đăng ký chỉ tiêu thi đua thực hiện kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan thương mại điện tử trong 5 tháng cuối năm 2024 là 90 vụ.

Nhiều kết quả tích cực

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đông Hòa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Cục trưởng trong công tác nắm tình hình, thu thập, tiếp nhận xác minh thông tin trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử theo thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường.

Từ đầu năm đến nay, Tổ công tác Thương mại điện tử Cục QLTT Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra, xử lý 16 vụ, tịch thu hơn 6.000 đơn vị sản phẩm là hàng giả (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Tham mưu đề xuất các giải pháp, phương án đấu tranh phòng chống và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường thương mại điện tử theo thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin trong nội bộ đơn vị về đối tượng vi phạm, có dấu hiệu vi phạm liên quan hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phối hợp, hỗ trợ các Đội Quản lý thị trường trực thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo đề nghị.

Từ đầu năm đến nay, Tổ công tác về thương mại điện tử của Cục đã phối hợp, tham gia hỗ trợ các Đội Quản lý thị trường trực thuộc nắm tình hình, thu thập, tiếp nhận xác minh thông tin, xử lý vi phạm trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.

Qua đó, kiểm tra, xử lý 16 vụ, với số tiền xử phạt là hơn 335 triệu đồng. Tịch thu 6.186 đơn vị sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng,…nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa tịch thu là hơn 146 triệu đồng.

“Các hành vi vi phạm chủ yếu mà Tổ công tác phát hiện, xử lý chủ yếu là không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không công bố đầy đủ trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website; không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa nhập lậu”, ông Vũ Đông Hòa nói.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm đếm các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật (Ảnh: Cục QLTT BR-VT)

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác thương mại điện tử và các Đội Quản lý thị trường trực thuộc chủ động rà soát, thu thập, tổng hợp thông tin các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn được phân công quản lý phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu của Cục.

Thường xuyên theo dõi các website, tài khoản trên mạng xã hội, tài khoản trên ứng dụng dịch vụ,… có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật trên địa bàn được phân công quản lý; theo dõi, tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các các hành vi, phương thức, thủ đoạn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử; tổ chức thu thập thông tin, thẩm tra xác minh, kiểm tra và xử lý khi có thông tin về tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, cho ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025