ASEAN đưa nền kinh tế tuần hoàn vào chương trình nghị sự ưu tiên
Việc xây dựng Khuôn khổ này có sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). ASEAN thừa nhận rằng nền kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 về một “nền kinh tế sôi động, bền vững và hội nhập cao”. Cách tiếp cận ‘tái sử dụng - giảm thiểu - tái chế’ thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, qua đó đóng góp vào cam kết của các quốc gia thành viên ASEAN đối với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và đạt được Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách AEC Satvinder Singh, trong bài phát biểu khai mạc, đã nhấn mạnh “cần phải hành động với sự khẩn trương và phối hợp cao hơn, cũng như ý thức về mục đích tập thể”. Sự hỗ trợ của các bên liên quan, đặc biệt là các đối tác đối thoại và khu vực tư nhân, sẽ rất quan trọng đối với việc đạt được các chương trình nghị sự của ASEAN đến năm 2025 và xa hơn nữa.
Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á cho biết, nền kinh tế tuần hoàn có tiềm năng trở thành động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN. Đây là một khái niệm kinh tế ưu tiên phục hồi cơ bản của vòng đời sản phẩm để chuyển nguồn lực trở lại sản xuất và loại bỏ chất thải, chẳng hạn như thành phố thông minh và tái chế. Viện ERIA cho biết, để xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, cần có một khoản đầu tư tư nhân lớn và các công nghệ mới sẽ có khả năng được thành lập để thay đổi hệ thống xã hội. Do đó, cần có phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia trong khu vực.
Nền kinh tế tuần hoàn cũng góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ASEAN và tầm quan trọng của mạng lưới sản xuất quốc tế, cũng như chi phí sản xuất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trước khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp phải đảm bảo tính khả thi về tài chính bền vững. Bằng cách sử dụng nguyên tắc này, có thể đạt được các kết quả như một khuôn khổ đáp ứng, thể chế hóa và nâng cao nhận thức giữa các quốc gia tham gia vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Một số quốc gia hiện đã có khuôn khổ pháp lý về nền kinh tế tuần hoàn như Malaysia có Hướng dẫn về mua sắm, Thái Lan có Kế hoạch tổng thể quốc gia về quản lý chất thải và Indonesia có Chính sách và chiến lược quản lý rác thải hộ gia đình.