ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm

Ngày 8/8/2017, đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với những thành tựu đáng tự hào, được thế giới công nhận là một trong những tổ chức đa phương thành công nhất.
ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok (Thái Lan)

Mô hình liên kết khu vực thành công

ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 ở Bangkok (Thái Lan). Năm thành viên sáng lập bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mong muốn tổ chức này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hòa bình trong khu vực.

Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành cộng đồng gồm 10 quốc gia làm chủ vận mệnh của mình và ngày càng trưởng thành hơn về chính trị, vững vàng hơn về kinh tế, hoàn thiện hơn về thể chế, gắn kết hơn trong quan hệ.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chúng ta cùng tự hào về ngôi nhà chung ASEAN - mô hình liên kết khu vực rất thành công"

Trong bài phát biểu trên Truyền hình quốc gia ngày 7/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Trải qua thăng trầm lịch sử, vượt kỳ vọng ban đầu, ASEAN không chỉ biến Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ sang hợp tác, từ chia rẽ sang đoàn kết mà đỉnh cao là hình thành Cộng đồng ASEAN”.

Trong 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực. Đáng chú ý, có 3 thành công lớn nhất.

Thứ nhất, vượt qua những khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa, các thành viên ASEAN đã chung tay tạo nên một mô hình liên kết khu vực thành công, góp phần duy trì, ổn định khu vực, tạo ra môi trường hòa bình cho người dân sinh sống và phát triển.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
ASEAN đã tạo ra sự gắn kết nội bộ khối cũng như với những đối tác bên ngoài. Ảnh Internet

Thứ hai, xuất phát điểm là vùng trũng của kinh tế thế giới cách đây 50 năm, giờ đây ASEAN đã vươn mình trở thành một cộng đồng kinh tế đứng thứ 6 thế giới với GDP đạt gần 3.000 tỷ USD/năm, tạo ra thị trường rộng lớn 630 triệu dân và duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 4,7%/năm

Thứ ba, ASEAN đã tạo ra sự gắn kết nội bộ khối cũng như với những đối tác bên ngoài bao gồm các cường quốc, các quốc gia quan trọng trên thế giới thông qua những cơ chế hợp tác liên quan tới chính trị, an ninh, quốc phòng và kinh tế.

ASEAN đã phát triển như thế nào sau 50 năm?

ASEAN đã chuyển mình từ một khu vực với những nền kinh tế nghèo nàn, chủ yếu là nông nghiệp, trở thành một trung tâm sản xuất với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao.

Trong một bài báo gần đây, Bloomberg - cơ quan thông tấn hàng đầu thế giới đã đưa ra phân tích, trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, có một số nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới như Philippines và Việt Nam, với mức tăng hàng năm hơn 6%.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2020. Ảnh Internet

Sự kết hợp giữa dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế khu vực hơn 2,6 nghìn tỷ USD mang lại cho ASEAN một tiềm năng đầu tư khổng lồ. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới.

Bloomberg cũng đưa 4 biểu đồ cho thấy sự phát triển của ASEAN sau 5 thập kỷ:

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
So sánh GDP của các nước ASEAN năm 1970 và 2016. Ảnh Bloomberg

GDP của ASEAN đã tăng lên mức khoảng 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2016, tương đương nền kinh tế Anh, từ mức chỉ 37,6 tỷ USD vào năm 1970. Theo dự báo của BMI Research, kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2018, trong đó Myanmar, Việt Nam và Philippines sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
Thương mại hàng hóa của các nước ASEAN qua các năm (1967-2016). Ảnh Bloomberg

Xét về thương mại, một số nền kinh tế hàng đầu ở ASEAN như Singapore có mức độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu, khiến những nước này chịu sự tác động mạnh của chu kỳ tăng trưởng toàn cầu. ASEAN cũng đã nổi lên thành một điểm đến thay thế Trung Quốc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhờ chi phí lao động “mềm” hơn, nhu cầu nội địa gia tăng, và cơ sở hạ tầng ngày càng tốt lên.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
Tỷ trọng của thương mại nội khối ASEAN qua các năm. Ảnh Bloomberg

Tuy nhiên, thương mại giữa các thành viên ASEAN vẫn ở mức thấp so với các tổ chức khu vực khác như EU - theo công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics. Thương mại khu vực chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, so với tỷ lệ hơn 60% ở EU. Các rào cản phi thuế quan vẫn còn cao giữa các nước thành viên, đặc biệt là ở Indonesia.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
FDI vào ASEAN đã tăng khoảng 274 lần kể từ năm 1970. Ảnh Bloomberg

Về đầu tư, nhiều quốc gia trong ASEAN đang được hưởng lợi ích từ dân số. Theo dự báo của Nomura Holdings, trong khi các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông chứng kiến lực lượng lao động suy giảm từ năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động của Đông Nam Á sẽ còn tiếp tục tăng đến năm 2020.

Triển vọng tăng trưởng khả quan đang giúp ASEAN thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Trong đó, Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola đang mở rộng hoạt động ở Việt Nam và Myanmar, trong khi hãng công nghệ Apple đang mở trung tâm nghiên cứu ở Indonesia.

Vẫn còn đó những thách thức

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: "50 năm qua, ASEAN cũng có nhiều thách thức"

Phải nhìn nhận rằng, trong 50 năm qua, ASEAN cũng gặp không ít thách thức. Trong một bài phỏng vấn gần đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: “Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN không đồng đều, còn có sự khác biệt trong lợi ích. Bên cạnh đó, do vai trò địa chính trị quan trọng của ASEAN nên có sự cạnh tranh của các nước lớn đối với khu vực này. Đó là chưa kể ASEAN cũng phải đối phó với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống”.

Mức độ phát triển khác nhau giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong quá trình hợp tác và gắn bó khăng khít trên quy mô lớn. Từ đó, việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn.

Sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia sẽ tạo ra dòng di chuyển lao động. Tình trạng "mất điểm trên sân nhà" có thể dễ xảy ra nếu chính phủ trong nước không kịp điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các nước khác.

ASEAN- Bước chuyển mình sau 50 năm
Những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống luôn là thách thức với quá trình phát triển của ASEAN. Ảnh Internet

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng là những thách thức không nhỏ đối với ASEAN ở hiện tại cũng như tương lai. Những tranh chấp trên Biển Đông luôn là chủ đề nóng tại các hội nghị của ASEAN. Hay như trong vấn đề khủng bố, nhiều chuyên gia nhận định, việc thành lập Cộng đồng ASEAN giúp người dân dễ dàng di chuyển tới các quốc gia trong khu vực. Tình trạng ấy tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức khủng bố tại khu vực bành trướng thế lực, thu nạp thành viên.

Nhật Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.
Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động