Thứ hai 25/11/2024 13:50

ASEAN BIS 2020: Hướng tới phát triển nhanh, bền vững và bao trùm

Ngày 13/11, Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2020 được tổ chức với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác, cùng doanh nghiệp trong khu vực. Điều này thể hiện tinh thần hợp tác của Chính phủ các nước và giới tư nhân chung tay xây dựng một khu vực ASEAN phát triển thịnh vượng.

Chung tay xây dựng khu vực ASEAN phát triển thịnh vượng

ASEAN đã và đang phải đối mặt với những biến động và sự bất ổn kinh tế chưa từng có. Covid -19 đã phá hủy cuộc sống hàng ngày và thách thức thế giới theo những cách chưa từng có trước đây. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên khu vực phải đối mặt với khủng hoảng và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, càng trong khó khăn, càng làm sáng lên tinh thần của một ASEAN tự cường, nỗ lực hợp tác cùng nhau trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”; vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế, với mục tiêu bao trùm là bảo đảm sức khỏe, đời sống người dân đồng thời tạo thuận lợi, phục vụ các doanh nghiệp phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong phục hồi, phát triển kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ tin rằng, Hội nghị ASEAN BIS 2020 sẽ là cầu nối giữa các lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách với các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp hàng đầu khu vực.

Hội nghị sẽ là nơi để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thực tiễn tốt nhất để mở ra những cơ hội cho hợp tác và phát triển hướng tới phát triển bền vững và bao trùm” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã có nhiều sáng kiến, cùng các nước ASEAN và đối tác kiểm soát dịch Covid-19, triển khai kế hoạch phục hồi tổng thể, trong đó tạo thuận lợi cho việc đi lại của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư để bảo đảm sự hoạt động của các chuỗi cung ứng, phân phối không bị gián đoạn, phục hồi sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn…

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác cùng các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN để tiếp tục có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là trong những lĩnh vực chuyển đổi số, môi trường, xã hội và quản trị (ESG); công nghệ và tương lai việc làm trong khu vực, phát triển bền vững và bao trùm. Cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu chung, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác cùng các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN để tiếp tục có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong khu vực

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - cho rằng, ngoài các chương trình cứu trợ và tái thiết chung, đề nghị các Chính phủ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) và các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo… Đây là những khu vực đang chịu ảnh nhiều ảnh hưởng nhất của đại dịch Covid-19 nhưng cũng là nơi sinh kế của hàng trăm triệu người dân ASEAN và là ngôi sao hy vọng của nền kinh tế số và các mô hình phát triển bền vững bao trùm.

Các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhưng gặp khó khăn tạm thời như hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng... cũng cần được triển khai ngay, vì đó cũng chính là những khu vực có thể tạo ra sự phát triển bùng nổ sau đại dịch” - ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị.

Cần chính sách phát triển chung, bền vững, đoàn kết

Đại dịch đã khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ lại về các mô hình kinh doanh, các quan hệ xã hội cũng như xem xét lại định hướng tương lai việc làm. Khu vực kinh doanh với sự năng động, sáng tạo, đổi mới và sự say mê của mình sẽ là động lực chính trong việc xác định các biện pháp và các bước đi để phục hồi kinh tế và đảm bảo khả năng tự cường ở tất cả các nền kinh tế của chúng ta.

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, thành viên ASEAN BAC Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, thành viên ASEAN BAC Việt Nam - chia sẻ, trong tác động của Covid-19, với tầm nhìn ASEAN, cần có các chính sách phát triển chung, bền vững, đoàn kết, tiến tới tầm nhìn ASEAN trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nga chia sẻ những đề xuất để các quốc gia ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, đưa sáng kiến “one ASEAN” phát triển, bà Nga khẳng định rất cần sự quan tâm, kết nối từ các nước đối tác.

Để đón sự dịch chuyển của các nhà máy lớn sang các nước ASEAN cần thiết lập gói ưu đãi liên khối cho các nhà đầu tư” - bà Nga đề xuất. Đồng thời mong muốn không có sự cạnh tranh trong khối ASEAN. Điều này sẽ làm cho khối ASEAN thống nhất, gia tăng tính cạnh tranh với các khối khác. Cộng với thế mạnh từ các nhà đầu tư và ưu đãi liên khối ASEAN sẽ thu hút các nhà đầu tư.

Cùng với đó, Chủ tịch BRG đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng cân bằng, linh hoạt cho toàn khối ASEAN. Điều này cần các doanh nghiệp trong khối liên kết chặt chẽ, chính công dân trong khu vực vừa là lao động vừa là khách hàng.

Các doanh nghiệp quốc gia ASEAN cần hỗ trợ nhau nhiều hơn cùng phát triển, dựa vào từng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhanh chóng phát triển, ví dụ doanh nghiệp logistics sẽ liên kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất” - bà Nga chia sẻ.

Trong đó, ông Robert E Moritz - Chủ tịch Pricewaterhouse Cooper International Limited - cho rằng, thách thức mà thế giới đang gặp phải là mất đối xứng, thiếu cơ hội mang tính bao trùm, ngăn cách giàu nghèo. Chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để hoạt động của các nhà đầu tư mang lại kết quả tốt đẹp cho người dân và cho họ thấy sự thay đổi - thứ mà dòng dòng chảy FDI mang lại ở nhiều khu vực khác nhau từ đô thị đến nông thôn.

Theo ông, chúng ta cần xem lại các thước đo khác, ví dụ như xem xét lại kỹ năng của người dân, để có quá trình đào tạo phù hợp. Có cung sẽ có cầu, nguồn cung là việc làm, là cơ hội kinh doanh từ FDI không nhỏ. Đặc biệt là làm sao để kỹ năng người lao động phù hợp quá trình đổi mới sáng tạo, từ đó tạo cho cả quốc gia có được sự phát triển lâu dài, bền vững.

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) là diễn đàn thường niên hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng định ASEAN, nơi hội tụ các nhà lãnh đạo cấp cao, các nhà hoạch định, tư vấn chính sách với các doanh nghiệp hàng đầu của khu vực. Đây là một diễn đàn đặc biệt, nơi các nguyên thủ ASEAN và các nước đối tác cùng thảo luận với cộng đồng khu vực tư nhân về tương lai của khu vực.
Thu Phương - Vũ Cương

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư