Thứ sáu 22/11/2024 23:58

ASEAN 42: Chung tay thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững, bao trùm

Thông qua chủ đề ASEAN 42, Indonesia đã phát đi thông điệp về sự phát triển của ASEAN, về quyết tâm của các nước thành viên trong việc khôi phục kinh tế...

Nội dung thảo luận mở

Trước thềm Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ - Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã có những thông tin về những nội dung bàn thảo tại Hội nghị cấp cao lần này.

Đại sứ Vũ Hồ đánh giá, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 (ASEAN 42) diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng. Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nói chung còn thấp và bấp bênh.

Với chủ đề “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Hội nghị thể hiện mong muốn và nỗ lực của các nước phấn đấu đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng với vai trò dẫn dắt trong các tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực, đóng góp vào mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phồn vinh.

Các Bộ trưởng Ngoại giao tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 32 được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN, Jakarta. (Nguồn: MOFA Indonesia)

Đại sứ Vũ Hồ nhận định, xoay quanh chủ đề trên và trước những chuyển động phức tạp, khó lường, trao đổi của các Lãnh đạo sẽ mang nhiều ý nghĩa thời đại, tập trung thảo luận những vấn đề đang nổi lên và được quan tâm hiện nay ở cả tầm khu vực và toàn cầu, thống nhất định hướng ứng xử và những đóng góp hết sức thiết thực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp; qua đó, khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của ASEAN trong bối cảnh ngày nay.

Theo chương trình Hội nghị do chủ nhà Indonesia xây dựng, các Lãnh đạo sẽ có hai ngày làm việc khẩn trương với nhiều hoạt động, trong đó có hai phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp. Dịp này, các Lãnh đạo sẽ có các phiên đối thoại với đại diện Nghị viện, Thanh niên, doanh nghiệp và Nhóm Đặc trách Cao cấp soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.

Về nội dung thảo luận, theo thông lệ lâu nay trong ASEAN, phiên họp toàn thể sẽ là dịp Lãnh đạo các nước bàn và đưa ra các chỉ đạo thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng; còn tại phiên họp hẹp, các Lãnh đạo sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Đại sứ Vũ Hồ chỉ ra điểm mới của Hội nghị lần này là sự phong phú và đa dạng hơn trong các phiên đối thoại của các Lãnh đạo với các nhóm, giới về những vấn đề quan tâm trong tiến trình xây dựng Cộng đồng; trong đó có phiên đối thoại với Nhóm Đặc trách Cao cấp về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025. "Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo các nước thảo luận với các đại diện cấp cao trong nhóm soạn thảo về những định hướng tương lai của ASEAN trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Do đó, phiên đối thoại này có ý nghĩa quan trọng, đặt những viên gạch nền móng cho tương lai của ASEAN sau 2025" - Quyền Trưởng SOM ASEAN cho hay.

Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Vũ Hồ chia sẻ, các nhà lãnh đạo dự ASEAN 42 sẽ có lịch hoạt động khá dầy, đặc biệt là các nhà lãnh đạo sẽ có sự quan tâm, trao đổi với nhiều giới, mang tính rộng lớn hơn.

Thông điệp Việt Nam đưa đến ASEAN 42

Đại sứ Vũ Hồ thông tin, Hội nghị Cấp cao lần này dự kiến sẽ thông qua nhiều văn kiện quan trọng trải rộng trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN. Nội dung của các văn kiện rất phong phú, về nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính, phát triển, xã hội, thúc đẩy hợp tác theo các xu thế lớn cũng như gắn liền với những vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Trong đó, có thể kể đến một số Tuyên bố của Lãnh đạo các nước ASEAN về hệ sinh thái xe điện, mạng lưới làng xã, tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ… Các văn kiện này bám sát các ưu tiên mà Chủ tịch ASEAN đề ra trong năm 2023 về ổn định tài chính, an ninh năng lượng. Có thể nói, đây là những nội dung rất thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho các nỗ lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng ở khu vực, góp phần đưa ASEAN thực sự trở thành lực lượng trung tâm trong tiến trình phát triển chung của cả khu vực, đúng như tinh thần của chủ đề năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đòi hỏi nỗ lực đồng bộ, nhanh chóng và quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; trong đó, không thể không nhắc đến đóng góp trên mặt trận đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại đa phương nói riêng. Là tổ chức có tầm quan trọng chiến lược, liên quan mật thiết đến lợi ích an ninh, vị thế và phát triển của Việt Nam, ASEAN là bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cho biết, triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đoàn Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 trên tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, sáng tạo, đóng góp vào thành công chung của Hội nghị. "Thông điệp mà chúng ta sẽ mang tới Hội nghị lần này là củng cố đoàn kết, tự cường, nâng cao năng lực ứng phó và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước các biến động, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, tiếng nói và trách nhiệm của ASEAN khi tham gia các công việc chung của khu vực và thế giới" - Đại sứ Vũ Hồ cho hay.

Tại Hội nghị lần này, dự kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các bài phát biểu quan trọng, chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các ưu tiên của ASEAN, đưa ra các đề xuất củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường quan hệ giữa ASEAN và các đối tác và trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Chính phủ sẽ có các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với Lãnh đạo các nước để thúc đẩy hợp tác song phương cũng như trao đổi các vấn đề cùng quan tâm tại các Hội nghị.

Thông điệp Việt Nam đưa đến ASEAN lần này là thông điệp về sự đoàn kết cả ASEAN, cũng là thông điệp về nhu cầu một ASEAN đổi mới, hiệu quả hơn, năng lực hơn, nhiều năng lượng hơn trong tham gia vào các sinh hoạt của khu vực.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 (ASEAN 42) sẽ được tổ chức tại Labuan Bajo - một địa danh du lịch đẹp Indonesia từ ngày 9-11/5 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Timor Leste được mời tham dự ASEAN 42 lần đầu tiên với tư cách quan sát viên.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Ngoại giao kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới