Thứ năm 14/11/2024 20:20

Ấn Độ - Việt Nam cùng giải quyết vướng mắc về giấy chứng nhận xuất xứ điện tử

Tiếp nối thành công của các hoạt động giao thương trực tuyến với thị trường Ấn Độ trong thời gian gần đây, ngày 21/5 vừa qua, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp cùng Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Hội thảo kết nối doanh nghiệp trực tuyến Việt Nam - Ấn Độ “India – Vietnam Virtual Business Meet 2020”.   

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh: Chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (E-CO) là điều kiện quan trọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đặt ra. Trước đó, ngày 07/4/2020, Tổng cục Ngoại thương tiếp tục ra thông báo Thương mại số 01/2020-2021 gửi các đơn vị xuất khẩu, các cơ quan hữu quan theo các Hiệp định thương mại tự do, các Đại sứ quán các nước đối tác của các hiệp định thương mại tự do về việc khai và cấp điện tử chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với các lô hàng xuất khẩu của Ấn Độ theo các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực từ 07/4/2020. Theo đó, thông báo “Nền tảng trực tuyến để cấp giấy chứng xuất xứ ưu đãi đang được mở rộng thêm cho các FTA/PTA”. Nền tảng được thiết kế như là một điểm truy cập cho tất cả các FTA/PTA đối với các giấy chứng nhận xuất xứ sử dụng các cho tất cả các hàng hóa xuất khẩu.

Nền tảng trực tuyến để cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đang được mở rộng thêm cho các FTA/PTA

Ngày 16/4/2020, Bộ Công Thương Ấn Độ đã có thư gửi ông Dato Lim Jock Hoi, Tổng Thư ký - Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia, trong đó đề nghị Ban Thư ký và các nước Asean chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp thông qua nền tảng điện tử (E-C/O) của Ấn Độ, vì lợi ích của các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng cho biết: “Tôi đã trực tiếp làm việc với Bộ Tài chính, đồng thời chỉ đạo Thương vụ tích cực làm việc với cơ quan trong nước, hy vọng sẽ có kết quả tích cực sớm”.

Hiện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cũng đang tích cực làm việc với Bộ Công Thương Ấn Độ để tìm ra giải pháp phù hợp và nhanh nhất nhằm giải quyết vấn đề nêu trên tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy thương mại song phương.

Thanh Huyền

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp