Thứ sáu 08/11/2024 07:22

Áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế để tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số

Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng dịch vụ của bên thứ ba nhằm phục vụ các nhu cầu vận hành. Trong số các dịch vụ phổ biến mà bên thứ ba cung cấp cho các tổ chức tài chính, có thể kể đến dịch vụ trung gian thanh toán, quản lý khách hàng thân thiết, quản lý hành chính… Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi của sự kết hợp thì mối đe dọa về rủi ro an toàn thông tin đang hiện diện.

Xu hướng sử dụng dịch vụ của bên thứ ba không chỉ giúp tiết giảm chi phí mà quan trọng hơn, đây là một cách tiếp cận công nghệ hay kinh nghiệm chuyên sâu mà nhiều ngân hàng chưa có khả năng tự xây dựng hay duy trì nội bộ. Mặc dù vậy, các ngân hàng cũng cần lưu ý đến các rủi ro tương ứng. Đơn cử như vài năm trước, thông tin sao kê tài khoản của hàng trăm khách hàng tại một ngân hàng ở Singapore đã bị đánh cắp, sau khi tin tặc truy cập được vào máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ in ấn sao kê của ngân hàng này; hay năm nay, tại Mỹ, một công ty quản lý và phân tích dữ liệu phục vụ cho nhiều tập đoàn tài chính lớn nhất của nước này đã bị rò rỉ hàng triệu thông tin tài chính cá nhân khi không thể đảm bảo an toàn dữ liệu.

Áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế để tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số

Trong bối cảnh các mối đe dọa về rủi ro an toàn thông tin đang hiện diện, các quy định liên quan có chiều hướng ngày càng gia tăng ở các nền kinh tế trên thế giới. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018, quy định về an toàn hệ thống thông tin (CNTT) trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và tuân thủ các yêu cầu liên quan tới quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là vấn đề quản lý sử dụng dịch vụ CNTT của bên thứ ba.

Thông tin tại khóa đào tạo với chủ đề “Quản trị rủi ro bên thứ ba dưới tác động của Thông tư 18”, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Công ty PwC Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ An toàn Thông tin PwC Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Phi Lan - Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ quản lý rủi ro của PwC Việt Nam cho rằng: “Sự tiện dụng của các dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng thúc đẩy sự phát triển về quy mô cũng như mức độ phức tạp của hệ sinh thái ngân hàng, fintech và các nhà cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế giúp ngân hàng gia tăng hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro từ bên thứ ba”.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Malaysia và các nước trong khu vực, ông Yu Loong Goh - Giám đốc Dịch vụ quản lý rủi ro CNTT, PwC Việt Nam cho hay: các ngân hàng thực hiện tốt quản trị rủi ro trong khu vực đều chú trọng đến hai nhiệm vụ cơ bản. Đó là đánh giá hiện trạng chương trình quản lý rủi ro an toàn thông tin và lập báo cáo chứng thực về bên thứ ba. Đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp phòng vệ và khắc phục thiếu sót, giúp bảo vệ khách hàng và bảo vệ chính doanh nghiệp.

Từ những thực tế hoạt động đang diễn ra, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và tài chính đều có chung quan điểm rằng, việc chứng thực an toàn bảo mật bên thứ ba mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như tạo dựng niềm tin của các bên có quyền lợi liên quan, tăng cường sự tin cậy đối với bản thân hoạt động của tổ chức, giảm thiểu các chi phí xử lý rủi ro, hướng tới phát triển hệ sinh thái các dịch vụ tài chính bền vững hơn khi chuyển đổi số.

Thùy Linh

Tin cùng chuyên mục

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng