Thứ tư 20/11/2024 16:37

9 tháng: 90,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

9 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới được ghi nhận thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đây là điều “chưa năm nào xảy ra”. Qua đó càng chứng tỏ, cộng đồng doanh nghiệp đang rất khó khăn, sức chịu đựng của doanh nghiệp đã gần cạn kiệt.

90,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 9/2021, cả nước có 3.899 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, với số vốn đăng ký là 62,4 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký tại các DN này là 49,9 nghìn lao động, giảm 32,3% về số DN và giảm 8,1% về số vốn đăng ký, tăng 15% về số lao động so với tháng 8/2021. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2020, số DN thành lập mới trong tháng 9/2021 giảm 62,2%; số vốn đăng ký của các DN thành lập mới giảm 69,3% và số lao động tại DN này giảm 39,9%.

Cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 85,5 nghìn DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số DN thành lập mới; 16,3% về số vốn đăng ký và giảm 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm 2020.

Số DN rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm là 90,3 nghìn DN, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Đánh giá về con số này, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê) - cho rằng, chưa năm nào con số DN thành lập mới lại thấp hơn khá nhiều so với số DN phải ngừng sản xuất, giải thể, qua đó cho thấy, cộng đồng DN đang gặp rất nhiều khó khăn.

Kết quả khảo sát nhanh của Tổng cục Thống kê trong tháng 9/2021 cũng cho thấy, 94,3% DN cho biết đang gặp khó khăn nặng nề do tác động của dịch Covid-19; trong đó 19 tỉnh, thành phía Nam có đến 98,9% số DN gặp khó khăn nặng nề do Covid-19, đặc biệt là Đông Nam bộ có tới 99,1% DN cho biết gặp khó khăn; Đồng bằng sông Cửu Long 98,7% DN gặp khó khăn…

Với kết quả khảo sát trên, ông Phạm Đình Thúy cho rằng: “việc đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng là chắc chắn xảy ra”.

Áp dụng chung một phương pháp phòng, chống dịch ở các địa phương sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động

95% doanh nghiệp công nghiệp gặp khó

Kết quả khảo sát nhanh hơn 6.600 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đại diện cho các vùng, miền, địa phương trên cả nước do Tổng cục Thống kê tiến hành vào tháng 9/2021 cũng cho thấy, có tới 95% DN hoạt động trong ngành công nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó 80% DN phải tăng chi phí đầu vào do dịch, 54,2% DN tăng chi phí do giá nguyên liệu tăng; 49,5% DN tăng chi phí về logictics, 40,8% DN thiếu nguyên liệu đầu vào; 33,4% DN thiếu lao động và 28,6% DN thiếu vốn để hoạt động.

Riêng số lượng, tỷ lệ DN thiếu vốn là 28,6%, ông Phạm Đình Thúy cho rằng, chưa phản ánh đúng thực tế đang diễn ra, bởi hiện nay ngoài những DN đã phá sản, giải thể, dừng hoạt động thì các DN còn lại cũng đang “ngắc ngoải” và gần như đình trệ sản xuất, nên năng lực sản xuất rất hạn chế. Vì vậy, tỷ lệ 28,6% DN thiếu vốn, hay có nhu cầu vay vốn là tỷ lệ rất thấp, bởi vì đứt gãy chuỗi sản xuất rồi, vay vốn bây giờ cũng không hoạt động được, trong khi tỷ lệ vay vốn của các DN trong những năm có điều kiện kinh doanh bình thường là khoảng 60-70%. Ngoài ra, có tới 86,7% DN phải tăng giá bán sản phẩm do giá nguyên liệu tăng.

Tính đến thời điểm này, dịch Covid-19 đã kéo dài được 1 năm 9 tháng và khả năng còn tiếp diễn, nên khả năng chống chịu của DN đã ngày càng cạn kiệt. Khó khăn chồng chất khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là đứt gãy chuỗi sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao do chi phí logictics, chi phí phòng, chống dịch bệnh, chi phí giữ chân lao động khi họ nghỉ việc. Đặc biệt, nhiều DN còn cho biết, họ lo sợ sau khi dịch được kiểm soát sẽ thiếu lao động để hoạt động sản xuất, kinh doanh, do họ đã chuyển sang làm các công việc khác sau thời gian giãn cách kéo dài. Điều này thực tế đã diễn ra tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, hết giãn cách nhưng nhiều DN vẫn cho biết chưa có đủ lao động để duy trì sản xuất.

Để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, thời gian qua Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ DN. Hiện tại, Chính phủ và Quốc hội cũng đang tham khảo ý kiến chuyên gia, chuẩn bị tung ra gói hỗ trợ lãi suất để DN sớm phục hồi kinh doanh sau khi dịch được kiểm soát. Đây thông tin rất tích cực và nếu được thực hiện sẽ hỗ trợ DN sớm phục hồi sản xuất, tạo cơ hội để DN phát triển trong những năm tới.

Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp quan trọng nhất đối với DN và nền kinh tế thời điểm này là đẩy mạnh dập dịch càng sớm càng tốt, bởi chỉ khi dập được dịch khi đó mọi thứ mới bình thường trở lại. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cộng đồng DN, Chính phủ nên tiếp túc các gói hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như hỗ trợ giãn, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp. Đặc biệt, cần thực hiện giãn cách ưu tiên cho các DN có quy mô lao động lớn, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các vùng tâm dịch phía Nam, để DN có điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh ngay lập tức và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.

Thời gian qua, cộng đồng DN đã đưa ra nhiều kiến nghị đến Chính phủ và cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh, Trong đó, có nội dung kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nên thống nhất một phương án phòng, chống dịch thay vì áp dụng mỗi nơi một kiểu, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ thông suốt của chuỗi cung ứng, gây khó khăn khi áp dụng và gia tăng các chi phí không cần thiết cho cộng đồng DN.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Bảo Việt (BVH): Đạt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG