Thứ bảy 21/12/2024 11:52

70 năm Hiệp định Geneve: Mốc son chói lọi và những bài học trường tồn với thời gian

70 năm sau ngày ký kết, Hiệp định Geneve giữ nguyên giá trị to lớn là minh chứng cho tinh thần quật cường, ý chí độc lập và bản lĩnh ngoại giao của Việt Nam.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc và là nguồn cảm hứng bất tận cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. 70 năm sau ngày ký kết, Hiệp định Geneve vẫn giữ nguyên giá trị to lớn, là minh chứng cho tinh thần quật cường, ý chí độc lập và bản lĩnh ngoại giao của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo khoác trắng, đứng giữa ảnh)-Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneve - Ảnh tư liệu

9 năm trường kỳ kháng chiến với nhiều gian khổ, hy sinh to lớn, để cuối cùng quân và dân ta đi đến được Hiệp định Geneve. Đây là chiến thắng vĩ đại, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam và cho cả phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Đường lối đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao qua sự kiện này cũng đã khẳng định được tính đúng đắn từ trí tuệ, công lao của Đảng Lao động Việt Nam, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Sau Hiệp định này, Việt Nam đã đạt được nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc – tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Thắng lợi trên bàn đàm phán của Việt Nam tại Geneve còn cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa trên toàn cầu của chủ nghĩa thực dân.

Sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại chắc chắn là bài học quý báu đúc rút qua quá trình đạt đến ngày lịch sử 21/7/1954. Để giành được thắng lợi, Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới. Bài học về sự kiên định trong đấu tranh, linh hoạt trong đàm phán cũng được thể hiện rõ nét trong quá trình đàm phán. Việt Nam đã kiên định bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo để đạt được thỏa hiệp với các bên.

Ngoài ra, hoạt động ngoại giao tích cực, chủ động của Việt Nam tại Geneve cũng góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hiệp định Geneve đã minh chứng, khẳng định cho tầm quan trọng của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

70 năm sau ngày ký kết Hiệp định Geneve, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định và đang phát triển năng động. Các giá trị về hòa bình, độc lập, tự do và đề cao luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế luôn được trân trọng. Không chỉ thế, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, tri ân công lao to lớn của thế hệ cha ông đi trước và càng thêm tự hào về những thành tựu mà đất nước đã đạt được. Tinh thần Geneve năm 1954 mãi là bài học quý báu, là động lực để Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập và phát triển, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định Geneve

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật