7 giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022

Nhân dịp đầu năm mới 2022, phóng viên Báo Công Thương có dịp trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyên Chí Dũng về mục tiêu và giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Năm 2021 đã khép lại với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng được ghi nhận. Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về những điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm qua?

7 giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Năm 2021, kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhưng thách thức vẫn còn rất nhiều; sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người dân giảm sút. Trong năm 2021, khu vực DN, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức kinh tế khác đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tạo nên bức tranh kinh tế với những gam màu sáng.

Cụ thể, trong năm cả nước có 116,8 nghìn DN đăng ký thành lập mới; có 43,1 nghìn DN quay trở lại hoạt động, nâng tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm lên gần 160 nghìn DN. Khu vực DN đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 4,82% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020. Một số ngành công nghiệp trọng điểm và sản phẩm công nghiệp chủ lực đều có mức tăng trưởng cao.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế với số vốn thu hút mới, tăng thêm và vốn góp mua cổ phần đạt 31,15 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm trước. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều DN sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, phí vận chuyển và logistic tăng cao, nhưng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng đạt tới 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt ước đạt trên 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước; trong đó, nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt hơn 280 tỷ USD, tăng 27,9% và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá. Đây là nhóm hàng dùng trong sản xuất, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Với những điểm sáng về sản xuất, đầu tư và thương mại quốc tế trong 12 tháng năm 2021, phản ánh nền kinh tế đang từng bước phục hồi. Đây là cơ sở quan trọng, tạo đà tăng trưởng cao trong thời gian tới, nhất là trong năm 2022.

Với những điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2021, đâu là cơ hội và triển vọng để Việt Nam phục hồi và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6-6,5%, thưa Bộ trưởng?

Có 3 yếu tố giúp Việt Nam có cơ hội, triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022. Thứ nhất, Việt Nam có nhiều cải thiện cả về động lực và kết quả phục hồi, phát triển kinh tế so với năm 2021. Với kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, đưa đất nước sớm trở lại trạng thái bình thường và nền kinh tế mau chóng hồi phục. Việc hoàn thành bao phủ vaccine vào cuối năm 2021, hoặc chậm nhất vào đầu năm 2022 là một trong những điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiêu dùng nội địa, vốn đóng góp khoảng 68-70% trong GDP, có khả năng phục hồi nhờ yếu tố tâm lý thị trường và thu nhập được cải thiện. Khu vực tư nhân và FDI có cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh nhờ sự hồi phục cả phía cung, phía cầu, sự thích ứng của khu vực doanh nghiệp và các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ.

7 giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022

Thứ hai, tác động trực tiếp của các gói hỗ trợ kinh tế được tăng cường. Việt Nam tăng cường khả năng phục hồi thông qua hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt trên cơ sở phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội; áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.

Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân”, cùng với “tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể”. Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; phấn đấu GDP tăng 6-6,5%.

Thứ ba, nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đặt ra là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sức khỏe, tính mạng nhân dân và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cần kiểm soát lạm phát, hạn chế nợ xấu phát sinh, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Các chính sách hỗ trợ phát triển tạo động lực kích thích cho cả tổng cung và tổng cầu; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn, tạo thêm “sức bật” cho DN

Có cơ hội phục hồi, nhưng nhìn chung, quá trình phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ gặp không ít thách thức. Việt Nam tiếp tục đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở, trong khi số lượng người cần được hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ. Tỷ lệ tín dụng so với GDP vẫn ở mức cao, vốn trung, dài hạn của nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng…

Điều đó có nghĩa, Việt Nam có cơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022, nhưng vẫn đối mặt với những thách thức. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, chúng ta cần tập trung vào những giải pháp nào để hoá giải thách thức và đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra?

Để tận dụng được những cơ hội mới nhằm phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần triển khai, thực hiện tốt, an toàn chiến dịch bao phủ diện rộng cho toàn dân tiêm vaccine. Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khẩn trương hoàn thành tiêm vaccine cho toàn dân trong độ tuổi tiêm chủng; ưu tiên tiêm cho lực lượng lao động khu vực DN và hộ kinh doanh cá thể để hai khu vực sản xuất này sớm phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, chú trọng đến chính sách tài khóa hỗ trợ DN và hộ kinh doanh cá thể vượt qua khó khăn. Đồng thời, sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ ba, nâng cao năng lực giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, dự án kết nối liên vùng. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công để tạo sự lan tỏa đến đầu tư tư nhân và khu vực FDI; khai thác thế mạnh các Hiệp định thương mại đã ký kết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường cơ hội thu hút và tận dụng dòng vốn FDI.

Thứ tư, thực hiện nhanh và hiệu quả việc cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ cấu lại nội bộ từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung nội lực, thúc đẩy động lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.

Thứ năm, chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có chính sách và giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý khi phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá; thực hiện các giải pháp kết nối, bảo đảm nguồn cung lao động phù hợp cho người dân; chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động, xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các địa phương trong việc cung ứng và tuyển dụng lao động để tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động giữa các địa phương...

Thứ sáu, tăng cường triển khai và thực hiện chuyển đổi số trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính rất quan trọng. Chuyển đổi số trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính rất quan trọng. Trong khi đó, thủ tục hành chính truyền thống và ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của người dân, DN trong bối cảnh mới. Có rất nhiều gói hỗ trợ bị vướng về thủ tục hành chính. Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn, mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng DN trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương thành lập cơ chế phân quyền nhằm tạo sự thuận lợi không chỉ trong nước, mà còn trên trường quốc tế.

Thứ bảy, tạo dựng chính sách liên thông, kết nối các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đi kèm với sự đồng thuận tại các chính quyền địa phương, giải quyết tình trạng tình trạng “cát cứ” không thống nhất gây cản trở. Để phục hồi lại các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu, cần bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng “cát cứ” không thống nhất gây cản trở. Đồng thời, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên, vật liệu, năng lượng.

Về xuất nhập khẩu, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi. Chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do nói chung, nhất là các FTA thế hệ mới. Tổ chức xúc tiến thương mại trực tuyến, chú trọng logistics…

Đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa giữa các địa phương nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân. Triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước như: tổ chức tháng khuyến mại trên toàn quốc, các chương trình bán hàng lưu động, chương trình bình ổn thị trường… Tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Hoạt động kiểm toán góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ

Hoạt động kiểm toán góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ

Lãi suất cho vay bất động sản khá “mềm” và nhiều ưu đãi

Lãi suất cho vay bất động sản khá “mềm” và nhiều ưu đãi

Tiếp tục đấu thầu vàng trong ngày 16/5, giá tham chiếu giảm về 87,5 triệu đồng/lượng

Tiếp tục đấu thầu vàng trong ngày 16/5, giá tham chiếu giảm về 87,5 triệu đồng/lượng

Sát thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Viconship đột nhiên từ nhiệm

Sát thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Viconship đột nhiên từ nhiệm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/5/2024: Kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất 4,85%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/5/2024: Kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất 4,85%/năm

Công ty Trung Minh "hút ròng" 2.800 tỷ đồng trái phiếu dù lỗ 2 năm liên tiếp

Công ty Trung Minh "hút ròng" 2.800 tỷ đồng trái phiếu dù lỗ 2 năm liên tiếp

Bộ Công an cùng Đoàn liên ngành sẽ thanh tra thị trường vàng trong tuần này

Bộ Công an cùng Đoàn liên ngành sẽ thanh tra thị trường vàng trong tuần này

VIC dẫn đầu nhóm tác động tích cực kéo VN-Index tăng hơn 3 điểm

VIC dẫn đầu nhóm tác động tích cực kéo VN-Index tăng hơn 3 điểm

Bịt lỗ hổng trong quản lý ngân sách, tài sản nhà nước tại địa phương

Bịt lỗ hổng trong quản lý ngân sách, tài sản nhà nước tại địa phương

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng, giá thấp nhất 87,72 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng, giá thấp nhất 87,72 triệu đồng/lượng

Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?

Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?

Công ty Nagakawa (NAG) vay hơn 600 tỷ đồng trong quý đầu năm

Công ty Nagakawa (NAG) vay hơn 600 tỷ đồng trong quý đầu năm

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 14/5: NKG, PNJ và IMP

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 14/5: NKG, PNJ và IMP

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ tràn sắc đỏ, VN-Index lùi về mốc 1.240 điểm

Cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ tràn sắc đỏ, VN-Index lùi về mốc 1.240 điểm

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Chứng khoán tuần từ ngày 13-17/5: Xu hướng đảo chiều giảm điểm chưa được xác nhận

Chứng khoán tuần từ ngày 13-17/5: Xu hướng đảo chiều giảm điểm chưa được xác nhận

Xem thêm