Thứ ba 26/11/2024 19:47

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Về giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, đại biểu cho hay trong số 60% khiếu nại liên quan đến đất đai thì tỷ lệ tiếp dân trực tiếp chỉ đạt 35%.

Thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024 diễn ra cuối buổi sáng ngày 26/11, đại biểu Thạch Phước Bình- Đoàn Trà Vinh cho biết, theo Báo cáo số 1024 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024 cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn tồn tại không ít bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và niềm tin của người dân.

Đại biểu Thạch Phước Bình- Đoàn Trà Vinh. Ảnh: QH

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, quy trình phối hợp chưa được quy định cụ thể dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chậm trễ xử lý.

Cụ thể, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ có tới 17% vụ việc kéo dài hơn 6 tháng mà không có kết quả; một số cơ quan chưa thực sự coi trọng các văn bản giám sát, kiến nghị của các đoàn đại biểu Quốc hội dẫn đến tình trạng giải quyết thiếu dứt điểm, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Còn báo cáo từ Ban Dân nguyện cho thấy có khoảng 30% đơn thư sau khi chuyển tiếp chưa được giải quyết hoặc trả lời không đúng hạn làm giảm hiệu quả xử lý. Ngoài ra, số lượng buổi tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội còn hạn chế, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

“Có đến 60% khiếu nại từ người dân ở khu vực nông thôn và miền núi liên quan đến đất đai nhưng tỷ lệ tiếp dân trực tiếp tại đây chỉ đạt khoảng 35%. Một số vụ việc phức tạp chưa được tiếp nhận, giải quyết kịp thời dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài”- đại biểu nhấn mạnh.

Cùng với đó, quy trình chuyển đơn qua nhiều cấp và các cơ quan khác nhau làm kéo dài thời gian giải quyết, gây bức xúc trong dư luận. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có khoảng 25% đơn thư khiếu nại chuyển tiếp qua nhiều cơ quan nhưng không được giải quyết dứt điểm, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, chính sách xã hội…

Từ tồn tại nêu trên, Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hành pháp, tư pháp trong việc tiếp nhận, xử lý và giám sát khiếu nại, tố cáo; xây dựng quy trình chuẩn trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và giám sát các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đảm bảo trách nhiệm và thời hạn cụ thể cho từng cơ quan.

Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo để tăng cường quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đặc biệt trong các vụ việc phức tạp. Quy định rõ trách nhiệm xử lý vi phạm đối với các cơ quan chậm trễ, né tránh hoặc không thực hiện kiến nghị giám sát…

Tăng cường tần suất và mở rộng địa điểm tiếp công dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý và theo dõi lịch tiếp công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri…

Đồng thời, công khai thông tin về tiến độ và kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội tạo điều kiện thuận lợi để người dân theo dõi. Định kỳ tổ chức các buổi đối thoại công khai với cử tri về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc lớn hoặc vụ việc kéo dài.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Đoàn Đồng Tháp chỉ ra một thực tế liên quan đến các kiến nghị của cử tri. Đại biểu cho biết, giữa 2 kỳ họp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nhận được khá nhiều các văn bản trả lời của các bộ, ngành. Một kỳ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Đoàn thường trả lời, phản ánh trở lại khoảng trên dưới 20 văn bản của khoảng trên dưới 10 bộ, ngành trả lời.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Đoàn Đồng Tháp. Ảnh:QH

Tuy nhiên, theo đại biểu, số lượng văn bản trả lời của các bộ, ngành trung ương gửi đến địa phương chủ yếu là cung cấp thông tin, giải trình, còn số văn bản phản ánh việc giải quyết vấn đề rất ít.

Đại biểu lấy dẫn chứng, trong báo cáo việc trả lời cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, có 2.112 văn bản trên tổng 2.160 văn bản kiến nghị được trả lời, tức là chiếm 97,7%, một con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, số ý kiến cung cấp thông tin là 1.609, chiếm 79%, còn nghiên cứu, xem xét giải quyết chỉ được 151 ý kiến, chiếm 7,2%, như vậy không đáp ứng được mong muốn của cử tri.

Bên cạnh đó, việc giao cho các bộ, ngành trả lời 1 năm rất nhiều những văn bản trả lời, trên 2.000 văn bản cho các bộ, ngành cho thấy rằng mất rất nhiều thời gian và hiệu quả theo đánh giá của cá nhân tôi cũng chưa hẳn đã cao và mức độ đáp ứng mong mỏi của cử tri cũng chưa phải là lớn.

Từ thực tế trên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cần có sự nghiên cứu để hoạt động trả lời kiến nghị của cử tri phải thực sự chất lượng, hiệu quả, tránh tính hình thức để tăng cường vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, của bộ, ngành trung ương cũng như đáp ứng mong đợi của cử tri.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Khiếu nại - Tố cáo

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev