Thứ tư 27/11/2024 05:34

50 năm Hiệp định Paris: Nhớ lại chuyện đi vào lòng địch bằng phương tiện của địch

Thực thi Hiệp định Paris 1973, lần đầu tiên trong lịch sử phái đoàn Việt Nam từ Hà Nội đi vào lòng địch (Tân Sơn Nhất, Sài Gòn) bằng chính phương tiện của địch.

Đại tá Đào Chí Công – Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh của Ban liên lạc quân sự Trại Davis bồi hồi chia sẻ, sau nửa thế kỷ nhìn lại mỗi khi nói đến Hiệp định Paris thì không thể không nói đến một giai đoạn rất quan trọng đó là thi hành hiệp định.

Ban liên hợp quân sự bốn bên của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam cộng hoà được thành lập để bảo đảm việc thực hiện hiệp định.

Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (đoàn A), do Thiếu tướng Lê Quang Hòa làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn. Thành phần gồm các cán bộ, sĩ quan của QĐND Việt Nam và Quân đội giải phóng miền Nam và thành viên thuộc các bộ, ban ngành khác.

Đại tá Đào Chí Công.

Hai đoàn được thành lập trong hoàn cảnh đặc biệt, bối cảnh đặc biệt nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, thực thi hiệp định. Đây có thể coi là đội xung kích trong mặt trận chung, thực hiện các điều khoản về quân sự như ngừng bắn; rút quân Mỹ và chư hầu; hủy bỏ căn cứ quân sự của Mỹ; trao trả nhân viên quân sự, dân sự và tìm kiếm người mất tích... Ông Đào Chí Công cho biết lúc đó rất tự hào vì là thành viên trong đoàn mặc dù chưa hiểu rõ công việc như thế nào.

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi thành lập, hai đoàn lên đường. Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa đến từ hai hướng: Một bộ phận nhỏ tách ra từ đoàn đàm phán tại hội nghị Paris do Đại tá Lưu Văn Lợi phụ trách; bộ phận chủ yếu từ Hà Nội vào do Thiếu tướng, Trưởng đoàn Lê Quang Hòa dẫn đầu. Riêng đoàn của Thiếu tướng Hòa bay từ Hà Nội vào bằng máy bay C130 hiện đại nhất của Mỹ.

Đại tá Đào Chí Công khẳng định, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc một cuộc hành quân thần tốc đi vào lòng địch để thực hiện sứ mệnh hòa bình bằng chính phương tiện của địch.

Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời đến từ ba hướng: Một bộ phận nhỏ từ Paris về, do Đại tá Đặng Văn Thu phụ trách; một bộ phận từ Hà Nội vào, do Đại tá Võ Đông Giang phụ trách; bộ phận chủ yếu từ Lộc Ninh ra, do Trung tướng, Trưởng đoàn Trần Văn Trà dẫn đầu.

Từ ngày 28/1/1973, các nhóm thuộc đoàn A và đoàn B lần lượt đến sân bay Tân Sơn Nhất.

“Đoàn tiền trạm ta từ Hà Nội vừa hạ cánh thì bị quân cảnh của Mỹ và tay sai chặn ngay cửa máy bay, yêu cầu phải làm thủ tục nhập cảnh. Cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt diễn ra ngay khi đoàn xuống máy bay kéo dài từ chiều 28 đến chiều 29/1 buộc Mỹ và tay sai phải bỏ yêu cầu vô lý này”, ông Công kể lại.

Phiên họp đầu tiên của Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Sài Gòn hồi 15h ngày 2/2/1973. Ảnh tư liệu: NXB Thông tấn

Còn từ phía do Trung tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn đi từ Lộc Ninh cũng gặp khó khăn không kém khi theo thỏa thuận Mỹ đưa trực thăng tới sân bay Thiện Ngôn (Bắc Tây Ninh) để đón. Tới giờ hẹn, xuất hiện hai chiếc máy bay lượn vòng rồi trút hàng loạt bom xuống điểm đón đoàn. Nhờ cảnh giác, phía ta không thiệt hại gì…

Sau những lần như vậy, phía ta đã kịch liệt lên án hành động này của Mỹ buộc phải nhượng bộ, cam kết đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển phái đoàn ta vào Trại Davis. Đến ngày 29-30/1, toàn bộ các đoàn của ta đều quy tụ tại Sài Gòn.

Trại Davis nằm trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), diện tích khoảng 33.000m2, có một số nhà chuyên dụng và 45 nhà ở kiểu nhà sàn gỗ, mái lợp phibroximăng. Hai phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam dân chủ cộng hòa có mặt từ cuối tháng 1/1973.

Hiệp định Paris chỉ nêu về việc thành lập Ban liên hợp quân sự chứ không nêu cụ thể thi hành hiệp định ra sao. Ngay khi bốn đoàn gặp mặt đã xảy ra tranh luận là thành lập tiểu ban gì, mấy ngày mới thống nhất được gồm tiểu ban Quân sự, tiểu ban Trao trả, tiểu ban Thủ tục, tiểu ban Triển khai.

Đại tá Công cho biết thêm, đến việc thỏa thuận lấy màu sắc gì cho lá cờ của Ban liên hợp quân sự cũng có sự đấu tranh, hay việc tập kết quân Mỹ ở Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng hay Nha Trang cũng gay gắt, rồi còn nhiều quy định khác tạo ra sự tranh luận.

Theo điều khoản Hiệp định Paris thì việc thực thi chấm dứt chiến sự và rút quân diễn ra trong 60 ngày nhưng thực tế chỉ riêng việc thỏa thuận các thủ tục đã kéo dài tới cả chục ngày.

Nữ chiến sĩ Võ Thị Thắng trả lời phỏng vấn phóng viên quốc tế tại lễ trao trả tù binh ở sân bay Lộc Ninh năm 1973. Ảnh tư liệu: NXB Thông tấn

Ông Phan Đức Thắng, nguyên sĩ quan phiên dịch của đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì nhớ mãi về cuộc họp báo sáng 26/4/1975 với khoảng 200 người đến dự.

Đại tá, Phó trưởng đoàn Võ Đông Giang công bố bản Tuyên bố chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đưa ra các điều kiện để mở đàm phán, trong đó có 9 điều kiện với Mỹ và 7 điều kiện với chính quyền Sài Gòn. Thực tế, Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời là “tối hậu thư” buộc Mỹ phải chấm dứt can thiệp và buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Cuộc họp báo chứng tỏ thế đứng vững vàng của cách mạng trước dư luận quốc tế và dư luận ở miền Nam, thế đứng của người chiến thắng.

Phối hợp đấu tranh đòi Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Paris, hai đoàn đại biểu quân sự ta tại Ban liên hợp quân sự rất coi trọng cuộc đấu tranh dư luận. Sài Gòn có 77 cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài, trong đó có hơn 20 cơ quan báo chí Mỹ và hơn 500 nhà báo nước ngoài. Hai phái đoàn ta tại trại Davis đã giữ quan hệ, duy trì các cuộc tiếp xúc và trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài. Trại Davis đúng nghĩa là “điểm nóng” thông tin của thế giới.

Trải qua 823 ngày đêm tại Trại Davis (từ 28/1/1973 đến 30/4/1975), phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao quân sự, đấu tranh bảo đảm việc thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam.

vietnamnet.vn
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử