Thứ sáu 29/11/2024 11:15

3 “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với 3 “điểm nghẽn” khó để bứt phá, dù có rất nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Tô Ngọc Phương – Giám đốc HANPO VINA – một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang hưởng lợi từ Dự án Nhà máy thông minh của Bộ Công Thương, Samsung và tỉnh Bắc Ninh trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và tham gia vào các chuỗi cung ứng linh kiện cho các thương hiệu lớn chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những khó khăn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là gì, thưa ông?

Ông Tô Ngọc Phương - Giám đốc HANPO VINA

Có 3 khó khăn mà doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: Thứ nhất, làm thế nào để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng các linh phụ kiện của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời phải liên tục cải tiến và nâng cao năng lực để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nhằm tạo ra các sản phẩm có thể cạnh tranh được về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thời gian đáp ứng với các đối thủ trong và ngoài nước từ đó nâng cao năng lực, mở rộng quy mô và tham gia sau hơn vào các chuỗi cung ứng lớn hơn, quy mô thị trường rộng hơn.

Thứ hai, phần lớn là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợcủa Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, mới thành lập vì vậy tiềm lực tài chính khá yếu, năng lực và kinh nghiệm thị trường không nhiều, vì thế để vượt qua sự cạnh tranh, hay vượt qua các khủng hoảng như là Covid-19, xung đột Nga-Ukraine cũng như tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế trên thế giới đang diễn ra sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Đây cũng là nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nội địa cho các ngành công nghiệp liên quan nói chung.

Thứ ba, là năng lực đáp ứng và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay phần lớn chưa theo kịp yêu cầu của khách hàng, nhất là khách hàng là những tập đoàn quy mô toàn cầu, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có đơn hàng nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu nên dẫn đến mất đơn hàng về các đối thủ khác, đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thậm chí một số đơn hàng đáng lẽ là của doanh nghiệp Việt Nam nhưng vì không đáp ứng được nên phải chuyển sang các nước khác xung quanh chúng ta như Trung Quốc, Thái Lan… đây là điều vô cùng đáng tiếc cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp hỗ trợtrong nước nói chung.

Thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về vốn, đất đai hay tiếp cận với tập đoàn có nhu cầu về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như Samsung. Vậy doanh nghiệp của ông có tiếp cận được các chính sách đó không?

Với HANPO VINA thì hiện tại doanh nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để được áp dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước, vì thực tế để đáp ứng được các ưu đãi hay các chính sách ưu tiên thì doanh nghiệp cần phải hoạt động có hiệu quả và đạt được các tiêu chí nhất định theo quy định của nhà nước cũng như địa phương.

Ngoài ra, HANPO VINA đã 2 lần được Tập đoàn Samsung lựa chọn để tham gia các Dự án nâng cao năng lực nhằm đáp ứng chuỗi cung ứng do Bộ Công Thương, Tập đoàn Samsung và Tỉnh Bắc Ninh phối hợp triển khai đó là: Dự án Cải tiến và Nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của nhà máy (năm 2021); Dự án Nhà máy thông minh (năm 2022).

Các dự án trên đều do các chuyên gia của Tập đoàn Samsung trực tiếp tham gia đào tạo, tư vấn và hướng dẫn HANPO VINA thực hiện thành công trong 2 năm vừa qua. Việc được lựa chọn tham gia các dự án này cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao năng lực và kết nối với đối tác để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ, nên đối mặt với rất nhiều khó khăn

Theo ông, để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ như thế nào đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thưa ông?

Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là lĩnh vực nền tảng cho phát triển công nghiệp, đa số các quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì đều là những quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Với Việt Nam, để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ cả về số lượng cũng như quy mô, ngoài bản thân các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cải tiến máy móc, công nghệ, thì sự hỗ trợ của nhà nước và cơ quan chức năng nhưBộ Công Thương cũng vô cùng quan trọng.

Theo đó, nhà nước cần ban hành Luật Công nghiệp hỗ trợ, vì hiện nay những chính sách đối với ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở cấp độ Nghị định, Thông tư. Cùng với đó, có thêm những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụ thể như ưu đãi về thuế, ưu đãi tín dụng, hay các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Đặc biệt, nhà nước cần có quỹ đầu tư để phục vụ cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong thời gian 5 năm đầu tiên sau khi thành lập doanh nghiệp. Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật mới, có tính cạnh tranh hay có năng lực đáp ứng tốt với yêu cầu của thị trường.

Theo quan sát của tôi, đa số các nước có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển đều là những quốc gia có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ rất tốt. Các cơ quan chức năng nên học hỏi những từ những chính sách mà các quốc gia đã thực hiện thành công để áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Cuối cùng, sự vinh danh, khuyến khích của nhà nước sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo ra sức mạnh chung cho ngành công nghiệp hỗ trợ và góp phần phát triển nền công nghiệp quốc gia theo hướng bền vững.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc