10 sự kiện nổi bật thị trường chứng khoán năm 2022

Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán vừa công bố 10 sự kiện nổi bật thị trường chứng khoán năm 2022 trên cơ sở sự bình chọn của các nhà báo theo dõi ngành.
Chứng khoán hôm nay ngày 29/12: Dòng tiền suy yếu, áp lực điều chỉnh vẫn còn? Cho khách hàng vay vượt quá vốn chủ, Chứng khoán Saigonbank Berjaya bị xử phạt Chứng khoán hôm nay ngày 30/12: Phiên giao dịch cuối cùng năm 2022 và động thái "chốt NAV" của các quỹ

Trong bức tranh tươi sáng của nền kinh tế vĩ mô năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều gam màu trầm hơn những dấu ấn tích cực.

1. VN-Index giảm 35% trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% năm 2022

Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XVI, dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 6-6,5% đã định.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới gập ghềnh khó khăn, thành quả tăng trưởng vượt bậc trên khiến nhiều tổ chức quốc tế như IMF, UOB, HSBC, Moody’s... liên tục đưa ra những đánh giá tươi sáng về tương lai Việt Nam.

Tuy nhiên, trái ngược với đà phục hồi và tăng trưởng cao của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi một dấu ấn buồn trong năm 2022 khi chỉ số VN-Index suy giảm rất mạnh. Cụ thể, từ mức 1.498 điểm khởi đầu năm, VN-Index rơi xuống ngưỡng 980 điểm cuối năm 2022.

Trong năm, VN-Index đạt đỉnh 1.536,45 điểm vào ngày 10/1/2022 và về đáy ở 873,78 điểm vào ngày 16/11/2022. Tính chung cả năm, với mức giảm 35% của VN-Index, hầu hết các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phải chấp nhận thua lỗ.

2. Cú sốc tâm lý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2020 - 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận sự trầm lắng trong phần lớn thời gian năm 2022 với khối lượng phát hành, thanh khoản giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 11/2022, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ đạt gần 330 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 28,5% so với cùng kỳ 2021. Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu ký là 1,26 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 15% GDP.

Nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chứng kiến “cú sốc” tâm lý lan rộng khi nhà đầu tư chứng kiến các vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Niềm tin suy giảm kết hợp với thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro.

Để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có nhiều động thái hỗ trợ. Cuối năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ- CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng lùi thời hạn áp dụng 1 năm đối với các quy định: Xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm; và bổ sung quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay, hoặc tài sản khác để thanh toán gốc, lãi trái phiếu...

Hầu hết các thành viên thị trường ủng hộ việc nới thời hạn áp dụng một số quy định trong Nghị định 65, để giúp doanh nghiệp có thể cơ cấu lại dòng tiền trả gốc và lãi; đồng thời cải thiện niềm tin cho nhà đầu tư, kéo dòng tiền trở lại với thị trường vốn.

3. Dấu ấn xử lý hình sự và xử phạt hành chính các sai phạm chứng khoán

Năm 2022, hoạt động thanh tra, giám sát trên thị trường chứng khoán để lại nhiều dấu ấn trong xử lý vi phạm hành chính lẫn hình sự. 11 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt hành chính 442 trường hợp, với tổng số tiền phạt 33,41 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý có 3 trường hợp về tháo túng chứng khoán; 4 trường hợp bị áp dụng đình chỉ giao dịch; 15 trường hợp phải khắc phục hậu quả: buộc cải chính thông tin, trả tiền nhà đầu tư....

Căn cứ trên kết quả giám sát, ngành chứng khoán đã chuyển cơ quan công an xử lý hình sự đối với nhóm cổ phiếu FLC, đối với các sai phạm tại các công ty liên quan trong “nhóm Louis” và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần ASA cùng một số đơn vị khác.

10 sự kiện nổi bật thị trường chứng khoán năm 2022
10 sự kiện nổi bật thị trường chứng khoán năm 2022

4. Năm chứng kiến làn sóng tin đồn thất thiệt lan rộng

Chủ tịch HĐQT một tập đoàn lớn bị cấm xuất cảnh; chủ tịch HĐQT một ngân hàng sắp bị bắt; ngân hàng S sắp vỡ nợ; công ty chứng khoán V. khó khăn thanh khoản do liên quan đến trái phiếu công ty X... Chưa khi nào những tin đồn tương tự kiểu như vậy xuất hiện tràn lan trên các hội, nhóm diễn đàn như năm 2022. Nhiều đối tượng lợi dụng tin đồn để lập nhóm, phím hàng mua bán khiến cho thị trường chứng khoán có những giai đoạn liên tục đỏ lửa, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Không những vậy, tin đồn cũng đã khiến cho các doanh nghiệp vốn đã khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động của dịch Covid- 19, xung đột Nga – Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng..., lại càng thêm điêu đứng trên thương trường.

Tin đồn thất thiệt khiến nhiều doanh nghiệp rối bời và lên tiếng trấn an dư luận, nhưng hậu quả để lại với giá cổ phiếu là không tránh khỏi.

Trước thực trạng trên, Bộ Công an liên tục đưa ra khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận. Nhiều cá nhân đã bị xử lý vì tung tin đồn thất thiệt. Đáng chú ý trong số đó là trường hợp Fabooker Đặng Như Quỳnh. Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khởi tố bị can, bắt khẩn cấp vì hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân", quy định tại Điều 331 Bộ Luật Hình sự. Trước đó, một số cá nhân truyền tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội cũng bị cơ quan quản lý xử phạt vi phạm hành chính.

5. Các công ty chứng khoán giải chấp hàng loạt cổ phiếu cầm cố của lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết

Trước bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sâu năm 2022, bên cạnh việc giải chấp trong các giao dịch thông thường của nhà đầu tư, lần đầu tiên thị trường xuất hiện tình trạng công ty chứng khoán giải chấp các tài khoản cầm cố chứng khoán của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động này đồng thời cho thấy, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết đã phải cầm cố lượng lớn cổ phiếu/danh mục đầu tư để vay tiền từ các công ty chứng khoán hoặc làm tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn.

Dòng cổ phiếu giải chấp từ lãnh đạo doanh nghiệp, điển hình là các mã như DIG, PRD, HPX, HDC, HBC, NVL... khiến cán cân cung - cầu trên thị trường nhiều giai đoạn lệch hẳn về bên bán. Chưa hết, việc mất thanh khoản trong các giao dịch giải chấp đã làm tăng sức ép các lãnh đạo doanh nghiệp phải bán đi các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư không cầm cố, từ đó càng thúc đẩy tốc độ giảm giá cổ phiếu chung trên thị trường.

Bên cạnh việc điều chỉnh thông thường, dòng cổ phiếu phải giải chấp với quy mô lớn của các lãnh đạo doanh nghiệp là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có nhịp giảm mạnh nhất thế giới trong năm 2022.

6. Thị trường chứng khoán phái sinh vượt qua mốc 1 triệu tài khoản sau 5 năm vận hành

Thị trường phái sinh sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index chính thức vận hành ngày 10/8/2017. Trải qua 5 năm, quy mô thị trường gia tăng vượt bậc và dần trở thành một công cụ phòng vệ hữu hiệu, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngắn hạn của nhà đầu tư. Riêng trong năm 2022, thị trường phái sinh ghi nhận nhiều kỷ lục, như có thêm 416.840 tài khoản đầu tư phái sinh được mở mới, nâng tổng số tài khoản phái sinh lên 1.150.883; Thanh khoản trung bình 11 tháng đạt 249.159 hợp đồng/phiên, tăng 31,91% so với bình quân năm 2021. Trong năm, kỷ lục thanh khoản được lập ngày 25/10/2022 với 647.457 hợp đồng.

Theo thời gian, thị trường phái sinh phát huy vai trò giữ chân dòng vốn ngắn hạn khi thị trường cổ phiếu sụt giảm, đồng thời tạo điều kiện để nhà đầu tư phòng vệ, giảm áp lực phải bán tháo danh mục cổ phiếu. Tuy nhiên, do quy mô tăng mạnh nên năm 2022 có những thời điểm thị trường phái sinh tác động đáng kể lên thị trường cổ phiếu, nhất là trong những ngày đáo hạn hợp đồng.

Để hạn chế tác động này, từ ngày 16/6/2022, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thay đổi cách tính giá thanh toán cuối cùng là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. Đồng thời từ ngày 15/12/2022, tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu được điều chỉnh tăng từ 13% lên 17%.

7. Điểm sáng vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Tính tới hết ngày 23/12, khối ngoại đã mua ròng gần 27 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 1,16 tỷ USD, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một điểm sáng hiếm hoi về thu hút vốn ngoại trong năm 2022 này.

Điểm nhấn của vốn ngoại trong năm 2022 là hoạt động mua ròng của khối ngoại được yểm trợ lớn qua kênh ETF. Lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 12, dòng vốn ETF ghi nhận giá trị kỷ lục, đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, vượt xa giá trị 13,5 nghìn tỷ đồng của cả năm 2021. Theo nhiều dự báo, ETF vẫn là công cụ đầu tư hữu hiệu trong thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, trong quý I đầu năm 2022, vốn ngoại có diễn biến bán ròng mạnh trong quý đầu năm, nhưng đã bền bỉ mua vào kể từ đầu quý II, đặc biệt là trong hai tháng cuối năm. Vốn ngoại đảo chiều mạnh mẽ đã góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán bớt giảm sâu và tăng điểm trong các nhịp phục hồi.

8. Áp dụng chu kỳ thanh toán T+2, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đến gần hơn mục tiêu được nâng hạng

Từ ngày 29/8/2022, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) - tổ chức được thành lập trên cơ sở Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam - đã chính thức rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán về ngày T+2. Cụ thể, thời gian ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSDC hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30 - 16h lên 11h - 11h30 ngày T+2. Trong trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền thì thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h ngày T+2. Như vậy, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây.

Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán là một điểm cộng cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 và giúp thị trường đến gần hơn với mục tiêu được nâng hạng. Quyết sách này giúp nhà đầu tư cải thiện vòng quay giao dịch cổ phiếu, chủ động hơn trong chiến lược đầu tư, kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận, hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường.

9. Số tài khoản chứng khoán đạt 6,8% dân số Việt Nam

Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng số tài khoản đầu tư mở mới đạt 2.487.665 tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 2.483.124 tài khoản. Số lượng tài khoản mở mới 11 tháng đầu năm 2022 cao gấp 1,5 lần mức kỷ lục về chỉ tiêu tài khoản mở mới được ghi nhận năm 2021. Một cách so sánh khác, số tài khoản đầu tư cá nhân mới gia nhập thị trường chứng khoán riêng trong năm 2022 còn cao hơn tổng số tài khoản mở trong 5 năm trước cộng lại.

Tính đến cuối năm 2022, số lượng tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán trong nước chiếm tới 6,8% tổng dân số Việt Nam, vượt xa mục tiêu 5% được đưa ra trong Quyết định số 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Ðề án cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025. Nhờ lượng nhà đầu tư mới tham gia kỷ lục, thị trường tiếp tục xuất hiện những phiên thanh khoản rất lớn trong 3 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư mới đã phải trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh của giá cổ phiếu và số lượng tài khoản mới mở giảm nhanh trong 2 quý cuối năm 2022.

10. Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2022 tiếp tục khó khăn

Tính đến ngày 15/12/2022, các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn với giá trị sổ sách khoảng 593 tỷ đồng, thu về 3,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với dự toán nộp vào ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định năm 2022 là 30 nghìn tỷ đồng. Nói cách khác, số thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đến nay mới đạt 11% kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Về cổ phần hóa, Bộ Tài chính ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang, với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 180 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chỉ có 39/128 doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn của Chính phủ, đạt 30% kế hoạch.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 7/5: PVI, MWG và DGC

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 7/5: PVI, MWG và DGC

PVI tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí, là một trong số doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007.
Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời

Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời ''nữ tướng'' Lê Thanh Hương

Tháng 11 tới, Vibex tròn một thập kỷ dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Thanh Hương. Trong hành trình giai nan đó là những điểm xuyến gì?
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

VPBank (VPB) là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào ngày 12/8/1993 dưới sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Hai phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã phục hồi tích cực sau đợt giảm hơn 100 điểm, các nhà đầu tư kỳ vọng rủi ro ngắn hạn đã qua.
Loạt doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Loạt doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Ngày 4/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, cơ quan này vừa xử phạt các doanh nghiệp: BV Land, Gas Đô thị, Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

PLX là "ông lớn" giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu nội địa thông qua hệ thống phân phối gồm khoảng 5.500 cửa hàng hiện diện khắp cả nước...
Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Tháng 4/2024, Việt Nam đã có thêm 110.761 tài khoản chứng khoán mới, nâng tổng số tài khoản chứng khoán trong nước lên hơn 7,7 triệu tương đương 7,7% dân số.
Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường ghi nhận phiên tăng điểm thứ năm, lực kéo nửa cuối phiên đã đưa VN-Index tăng 7,05 điểm, tương đương 0,57% lên 1.248,63 điểm.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch bùng nổ với đà tăng mạnh đến từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không, kéo VN-Index bật tăng hơn 20 điểm.
Thị trường tiếp nối đà phục hồi, chỉ số VN-Index tăng thêm 4,67 điểm

Thị trường tiếp nối đà phục hồi, chỉ số VN-Index tăng thêm 4,67 điểm

Thị trường đang trong nhịp phục hồi khá mạnh khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng, hàng không có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 3/5: HDG, DGC và POW

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 3/5: HDG, DGC và POW

HDG là chủ đầu tư của nhiều chung cư, khu đô thị như Hado Charm Villas quy mô 30ha tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), Centrosa Garden quy mô gần 7ha ở quận 10...
Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan về hoạt động phát hành trái phiếu.
Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Sau kỳ nghỉ lễ, tâm lý thị trường tỏ ra khá thận trọng khiến dòng tiền chảy vào các ngành yếu. Đóng cửa, VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,57%) lên 1.1216,36 điểm.
Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG

Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG ''phi nước đại''

Quý I, An Gia (AGG) ghi nhận doanh thu tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái; thậm chí, lợi nhuận ròng cao hơn 18 lần lên 214 tỷ cao nhất trong 9 quý gần đây.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

MBS ước tính tăng trưởng tín dụng của HDB tiếp tục duy trì mức trung bình 22%/năm trong giai đoạn 2024-2025, trong đó mảng khách hàng SME phát triển tích cực.
WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Diễn biến tăng liên tục trong cả ngày và không có bất kỳ nhịp lùi điều chỉnh nào ở VN-Index, trong đó cổ phiếu bất động sản bật mạnh sau thời gian bị "nén chặt"
Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex khẳng định sự việc nhận hoàn trả 2.200 tỷ đồng từ chủ đầu tư Cát Bà Amatina là hoạt động luân chuyển vốn bình thường.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Dựa trên nền tảng vững chắc với NPL thấp và LLR cao, VCB đã tận dụng những thế mạnh này để duy trì tăng trưởng lợi nhuận mặc dù vẫn giữ vững tâm thế thận trọng.
Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch” khi lực bán áp đảo khiến chỉ số VN-Index giảm 12,82 điểm, tương đương 1,08%, xuống 1.177,4 điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động