Thứ tư 27/11/2024 01:17

Yếu tố nào giúp bom lượn FAB-3000 của Nga có khả năng tấn công chính xác cao?

Bom FAB-3000 có khả năng tấn công chính xác cao nhờ hệ thống cánh lượn đặc biệt được gắn ngoài.

Không quá khó để hình dung sức hủy diệt của một quả bom hàng không nặng 3 tấn, đặc biệt là khi quả bom này có khả năng tấn công chính xác cao nhờ hệ thống cánh lượn đặc biệt được gắn ngoài. Đó chính là những đặc điểm dễ nhận diện của bom lượn FAB-3000 đang nằm trong biên chế Quân đội Nga.

Điểm khác biệt của FAB-3000 chính là bộ công cụ đặc biệt kết hợp giữa cánh lượn có thể gấp gọn và hệ thống dẫn đường kết hợp giữa định vị vệ tinh kết hợp chỉ thị laser có tên gọi UMPC. Ở biến thể mới nhất, bộ thiết bị này còn được trang bị động cơ phản lực giúp tăng tầm hoạt động của bom.

Bom FAB-3000 có thể phá hủy các căn nhà kiên cố với chỉ 1 quả bom hoặc các hầm nằm nằm sâu tới 20 mét dưới lòng đất và xuyên qua 3 mét bê tông cốt thép

Hệ thống thiết bị nói trên giúp biến quả bom thông thường sẵn có thành vũ khí chính xác cao với sai số lệch mục tiêu chỉ khoảng vài mét. Ngoài ra, nhờ chi phí sản xuất rất rẻ nên việc phổ biến loại vũ khí này rất dễ dàng.

This browser does not support the video element.

Bom FAB-3000 có thể trang bị trên các dòng máy bay chiến đấu Su-34 hoặc máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3. Khi thả ở độ cao 12km, bom lượn này có tầm hoạt động tới 60km và 150km với phiên bản có động cơ phản lực. Tốc độ bay của bom lượn lên tới 1.900km/giờ nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ưu điểm của bom thông minh có thể lượn từ khoảng cách xa, tấn công chính xác vào mục tiêu. Điều này giúp cho các máy bay Nga có thể ném bom tương đối chính xác từ xa mà không cần đi vào khu vực không phận tranh chấp, tránh nguy cơ bị phòng không Ukraine bắn rơi.

Khi tấn công mục tiêu, khối lượng thuốc nổ hơn 1,4 tấn có sức công phá của bom tạo ra một hố sâu hàng chục mét, vùng ảnh hưởng rộng tới gần 2km. Thực tế chiến trường Ukraine đã chứng minh, bom FAB-3000 có thể phá hủy các căn nhà kiên cố với chỉ 1 quả bom hoặc các hầm nằm nằm sâu tới 20 mét dưới lòng đất và xuyên qua 3 mét bê tông cốt thép.

Để tăng hiệu quả tác chiến, bom lượn có thể được sử dụng phối hợp cùng với tên lửa hành trình và UAV tự sát để khiến hệ thống phòng không đối phương bị quá tải hoặc tấn công nhầm. Quân đội Nga đã lần đầu tiên sử dụng bom lượn FAB-3000 tại chiến trường Ukraine trong ngày 20/6 vừa qua, khi tấn công một cứ điểm đóng quân tạm thời của Quân đội Ukraine ở làng Liptsi, vùng Kharkov.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ