Thứ hai 02/12/2024 19:31

Xuất khẩu điều năm 2020: Giảm lượng, tăng chất

Năm 2020, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương “giảm lượng, tăng chất” nhằm nâng cao chất lượng hạt điều nhân và hiệu quả chế biến trong bối cảnh thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ còn nhiều yếu tố rủi ro, khó đoán định.

Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Vinacas – đánh giá, năm 2019 đã khép lại với sự hồi phục mạnh mẽ của toàn ngành sau “cơn bão lớn” 2017, 2018. Xuất khẩu điều nhân đạt 450.000 tấn và nhập khẩu khẩu điều thô đạt 1,5 triệu tấn, hoàn thành và vượt mục tiêu. Số lượng hạt điều nhân sơ chế nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh hơn so với năm 2018 và các năm trước đó. Mặt khác, lượng hàng hóa đưa vào “thị trường không tên” theo số liệu báo cáo ngày càng tăng.

Doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho chế biến sâu

Về thị trường năm 2020, Vinacas dự báo, trong 6 tháng đầu năm 2020, giá hạt điều thô và hạt điều chế biến sẽ biến động trong biên độ hẹp do diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, Hoa Kỳ - Ấn Độ. Các quốc gia châu Phi như: Bờ Biển Ngà, Mozambique… ngày càng có những chính sách mới nhằm siết chặt hơn, như việc áp giá sàn hạt điều thô khi giao dịch, hay chính phủ đứng ra trực tiếp dự trữ và giao dịch.

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hạt điều nhiều nhất thế giới với dân số khoảng 1,3 tỷ người, nhưng nước này hiện đang áp dụng chính sách thuế để hạn chế lượng hạt điều nhân nhập khẩu, chủ yếu từ Việt Nam. Hiệp hội, nhà máy chế biến điều Ấn Độ cũng vận động Chính phủ có biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu hạt điều nhân, khi giá hạt điều nhân tại thị trường nội địa Ấn Độ cao hơn giá tại các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và châu Âu sẽ áp dụng thêm một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sẽ kiểm tra thêm dư lượng hóa chất cấm. Nguyên nhân là do các siêu thị ngày càng khắt khe hơn về an toàn thực phẩm.

Các nhà rang, chiên lớn của Hoa Kỳ và châu Âu cho biết, kỳ tới đây họ sẽ áp đặt thêm một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sẽ kiểm thêm dư lượng hóa chất cấm.

Trong bối cảnh thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ còn nhiều yếu tố rủi ro, khó đoán định, ông Phạm Văn Công cho hay, năm 2020, Vinacas sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương “giảm lượng, tăng chất” nhằm nâng cao chất lượng hạt điều nhân và hiệu quả chế biến.

Ông Phạm Văn Công đánh giá, với những tín hiệu khả quan trên thị trường toàn cầu từ quý III/2019 và khả năng chủ động nguồn nguyên liệu, ngành điều Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2020. Theo đó, Vinacas sẽ thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy cải tiến máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực và hiệu quả chế biến, trong đó có chế biến chuyên sâu; tiếp tục hợp tác với Hiệp hội điều các quốc gia có lượng hạt điều lớn như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà... về sản xuất, kinh doanh hạt điều chế biến và hạt điều thô. Doanh nghiệp ngành điều cần phải nhạy bén, điều chỉnh để có kế hoạch năm 2020 phù hợp và sát thực tế. Đồng thời, cần phải bám sát thị trường, nhất là về nguồn cung và nhu cầu; có sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa những doanh nghiệp lớn để có đường hướng, kế hoạch cụ thể trong nhập khẩu hạt điều thô và việc cung ứng hạt điều chế biến ra thị trường.

Năm 2020, nhiều khả năng ngành điều sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn hạt điều thô và xuất khẩu khoảng trên 500.000 tấn hạt điều đã chế biến.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024