Thứ sáu 22/11/2024 18:40

Xuất khẩu cá tra tận dụng tốt CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.

Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá traViệt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt 12 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/6/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đạt 114 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sau 5 năm thực thi, FTA thế hệ mới này đã mở ra cơ hội cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP, là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.

Xuất khẩu cá tra được trợ lực để tăng trưởng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2023, thế giới biến động phức tạp, các lệnh phong tỏa vì Covid-19, các lệnh cấm vận do chiến tranh, xung đột trên đường vận tải đã tạo ra nhiều thách thức cho cá tra Việt Nam đến gần hơn với các quốc gia trong khối CPTPP.

Năm 2023 là năm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây đối với xuất khẩu cá tra, và CPTPP cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, so sánh với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang CPTPP vẫn ở mức chấp nhận được trong tình hình sụt giảm chung.

Năm 2023, 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu cá tra sang Canada đạt 37 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022, và giảm 22% so với năm 2018 - năm trước khi FTA có hiệu lực. Trước đó, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Canada đạt 56 triệu USD, tăng 17% so với năm 2018.

VASEP cho rằng, nông lâm thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng là nhóm ngành khó đàm phán để đạt được cam kết mở cửa. Tuy nhiên, trong CPTPP các đối tác cơ bản xóa bỏ và cắt giảm thuế về 0% ngay khi FTA có hiệu lực với hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, bao gồm cả cá tra.

Năm 2024, khi lượng tồn kho do nhập khẩu ồ ạt vào năm 2022 đã dần cạn kiệt, xuất khẩu cá tra bắt đầu hồi phục và khởi sắc ở 1 số thị trường, trong đó có khối thị trường CPTPP.

Khối thị trường này chủ yếu tiêu thụ phile cá tra đông lạnh từ Việt Nam. Số liệu Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sản phẩm này sang khối CPTPP đạt gần 89 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 87% tỷ trọng, và chiếm 15% trong tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phile cá tra đông lạnh Việt Nam sang các thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu các sản phẩm cá tra khác sang khối CPTPP cũng ghi nhận tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay.

Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt 12 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến ngày 15/6/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP đạt 114 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, Mexico là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam với giá trị 31 triệu USD, tăng 7%; Nhật Bản nhập khẩu 18 triệu USD, tăng 35%; Canada nhập khẩu 18 triệu USD, tăng 15%; Singapore nhập khẩu 16 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP dự báo, 6 tháng cuối năm 2024, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP dự kiến sẽ tiếp đà tăng của 6 tháng đầu năm khi giá cả và nhu cầu đang dần ổn định. Để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh, nghiên cứu những lợi ích mà hiệp định này mang lại về mặt thuế quan để nắm bắt thời cơ, gia tăng xuất khẩu.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu cá tra

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước