Thứ sáu 15/11/2024 22:17

Xử phạt 42 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế vi phạm trong ngày 11/2

Trong ngày 11/02/2020, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đã kiểm tra 169 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 42 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 103.050.000 đồng, tạm giữ 184.254 khẩu trang các loại.

Như vậy, từ ngày 31/1 đến ngày 11/2/2020, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 3.828 vụ việc vi phạm.

Nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch, đặc biệt là khẩu trang y tế, nước sát khuẩn đang tiếp tục tăng cao. Theo báo cáo của lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá theo quy định. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp còn hạn chế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhất là mặt hàng khẩu trang y tế.

Tại TP. Hà Nội, hiện tượng khan hiếm khẩu trang và nước rửa tay diệt khuẩn diễn ra tại nhiều nơi. Cục QLTT TP. Hà Nội chỉ đạo các đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình địa bàn, bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, lợi dụng dịch bệnh tăng giá bất hợp lý và kinh doanh sản phẩm không bảo đảm chất lượng. Cụ thể, ngay trong ngày 11/2, Đội QLTT số 1 đã thu giữ 145.000 khẩu trang y tế không có hóa đơn, chứng từ. Ngày 10/2, Đội QLTT số 13 cũng tạm giữ 30.000 chiếc khẩu trang.

Trong khi đó, tại Lạng Sơn, ngày 10/2, Đội QLTT số 7 phối hợp với Đồn Công an Tân Thanh, Công an huyện Văn Lãng, Đồn Biên phòng Tân Thanh kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29H-121.06 tại khu tái định cư thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn do ông Lê Bằng Giang, sinh năm 27/9/1991; địa chỉ thường trú tại thôn Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam điều khiển phương tiện. Qua kiểm tra hàng hóa trên xe phát hiện có 119.000 chiếc khẩu trang không có hóa đơn chứng từ, trong đó: 103.000 chiếc khẩu trang không có nhãn hàng hóa; 7.500 chiếc khẩu trang y tế 3 lớp nhãn hiệu HAPHA; 4.500 chiếc khẩu trang y tế nhãn hiệu FACEMASK; 4.300 chiếc khẩu trang nhãn hiệu MASK; trị giá số hàng hóa trên khoảng 200 triệu đồng. Hiện nay Đội Quản lý thị trường số 7 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, phương tiện, tiến hành lấy mẫu hàng hóa để kiểm nghiệm, xác minh, xử lý theo quy định.

Tại Nghệ An, mặt hàng khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn trong tình trạng khan hiếm do nguồn cung hạn chế, số lượng người mua tăng cao. Các loại hàng hóa khác giá cả vẫn giữ ổn định, không có biến động bất thường. Tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng tiếp tục diễn ra ở Bình Định. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, các đội QLTT còn thực hiện phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nắm bắt, thực hiện; đồng thời vận động cơ sở thực hiện ký cam kết với nội dung “Niêm yết giá đầy đủ; bán đúng giá niêm yết và hàng hóa phải đầy đủ chứng từ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng; không găm hàng, đầu cơ, tích trữ, không tăng giá bán bất hợp lý”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, do nguồn cung hạn chế nên nhiều nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế phòng dịch trên địa bàn chưa có khẩu trang, nước sát trùng để bán. Các Đội QLTT tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phối hợp lực lượng chức năng phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp trên địa bàn thành phố.

Ngày 10/02/2020, Đội QLTT số 16 đã kiểm tra chi nhánh Công ty TNHH đầu tư, sản xuất Trâm Anh Hồ, địa chỉ số 840/36, đường Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Qua kiểm tra phát hiện cơ sở đang sản xuất khẩu trang chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định. Đội đã lập biên bản tạm giữ 25.450 cái để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Tại tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn tỉnh số lượng người dân đi đến các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, dược phẩm để mua khẩu trang, nước sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Hiện nay, phần lớn các nhà thuốc đã hết khẩu trang y tế để bán do nguồn cung mặt hàng này đang rất hạn chế.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không