Thứ tư 27/11/2024 03:26

WTO đang gặp khủng hoảng về giải quyết tranh chấp khiến các cơ quan thương mại toàn cầu gặp rủi ro

Sự bế tắc giữa Mỹ và các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bao gồm cả Liên minh châu Âu và Trung Quốc, đang làm tê liệt tòa án hàng đầu thế giới và đe dọa sự sống còn của cơ quan thương mại toàn cầu.

Ngày 10/12, tòa án này hay còn được gọi là Cơ quan phúc thẩm WTO không còn đủ thẩm phán để phán quyết các tranh chấp thương mại lớn giữa các quốc gia. Là các quy tắc quốc tế được đàm phán trong năm thập kỷ bởi Mỹ và châu Âu để thúc đẩy thương mại toàn cầu. WTO được thành lập năm 1995, là kết quả quan trọng nhất của nỗ lực đó, giúp chống lại các chu kỳ gây thiệt hại về thuế quan và trả đũa giữa các quốc gia, nhưng bây giờ cơ chế này đang bị mắc kẹt.

Những nỗ lực hiện đại hóa các quy tắc của WTO đối với các thách thức như chủ nghĩa tư bản nhà nước gây méo mó thị trường đã nhiều lần thất bại. Các cuộc thảo luận giữa 164 thành viên WTO để điều chỉnh thương mại điện tử và các cuộc tranh chấp mới đã bị đình trệ trong nhiều năm. Và một cuộc tranh chấp xuyên Đại Tây Dương về hoạt động của cơ quan phúc thẩm đã làm dấy lên sự chia rẽ đang đe dọa đến cốt lõi của WTO.

WTO đang gặp khủng hoảng, đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia và các nhà quản lý về thương mại. Khả năng của WTO trong việc kiểm soát thương mại toàn cầu dựa vào Cơ quan phúc thẩm gồm bảy thẩm phán, có trách nhiệm xem xét các phán quyết trọng tài. Khi các quốc gia kháng cáo các phán quyết đó, ba thẩm phán sẽ phụ trách rà soát từng trường hợp. Cơ quan phúc thẩm hiện đã có 4 thẩm phán nghỉ hưu và 2 thẩm phán nữa vừa hết nhiệm kỳ vào ngày 9/12, có nghĩa là sẽ chỉ còn 1 thẩm phán của cơ quan phúc thẩm.

Việc Mỹ ngăn chặn các bổ nhiệm thẩm phán mới đã kích hoạt cuộc khủng hoảng hiện tại của WTO. Chính quyền Mỹ đã liên tiếp khiếu nại về thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm. Quan điểm của chính quyền Mỹ về lập trường của WTO phù hợp với lập trường của Mỹ đối với các hiệp định thương mại quốc tế, mà các quan chức cho rằng ảnh hưởng đến quyền lực đàm phán của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang theo đuổi các hành động đơn phương với Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn khác. Mỹ đã rút khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và đã áp thuế thép, nhôm đối với các đồng minh vốn đã bị khởi kiện tại WTO là bất hợp pháp. Không loại trừ thực tế là vào ngày 11/12, châu Âu sẽ khởi kiện Mỹ về một loạt thuế mới, chỉ một ngày sau khi Cơ quan phúc thẩm mất thêm 2 thẩm phán. Người châu Âu muốn bảo vệ WTO. EU đã đề xuất tạo ra một tòa án tạm thời, dựa trên các quy tắc của WTO và sự tham gia tự nguyện, để nhân rộng các chức năng của Cơ quan phúc thẩm và ra các quyết định ràng buộc. Canada và Na Uy đã đồng ý thỏa thuận này. Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác đang đánh giá đề xuất này của EU, còn Mỹ phản đối động thái này.

Các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng có thể kéo dài một số khả năng của WTO để giải quyết tranh chấp. Nhưng bảo tồn quyền lực của WTO với tư cách là người thực thi thương mại cuối cùng sẽ yêu cầu giải quyết các bất đồng cơ bản đối với Cơ quan phúc thẩm. Ở đó, Mỹ và EU vẫn cách xa nhau về quan điểm. Người châu Âu ủng hộ một tòa án thương mại toàn cầu trong khi Washington thích cơ chế trọng tài đặc biệt cho mỗi tranh chấp. Các quan chức EU cho biết, Cơ quan phúc thẩm đã củng cố các quy tắc quốc tế. Các quan chức Mỹ thì nói rằng cơ chế này đã tự hợp tác, nắm quyền hạn gần với tòa án hơn là vai trò ban đầu của nó như là một người thi hành quy tắc. Khi Cơ quan phúc thẩm phán quyết chống lại Mỹ trong một cuộc tranh chấp với Trung Quốc vào tháng 7, Mỹ cũng khởi kiện lại phán quyết của WTO đối với các khoản trợ cấp của Trung Quốc.

Cải cách cơ quan phúc thẩm có sự hỗ trợ rộng rãi nhưng các thành viên WTO khác nhau về hướng đi của mình. EU và các thành viên WTO khác trong năm qua đã đưa ra các đề xuất cải tổ Cơ quan phúc thẩm và giải quyết các mối quan ngại của Mỹ. Washington đã nói rằng, WTO nên tuân theo các quy tắc hiện hành. Trong một động thái nhằm hạn chế hơn nữa cơ quan phúc thẩm, Washington chỉ giới hạn các nguồn lực ngân sách cho năm tới với khoảng 7% ngân sách hai năm một lần khoảng 3 triệu đôla. Điều đó đủ để kéo dài nhiệm kỳ của các thẩm phán hiện tại cho đến khoảng tháng 3 năm tới, cho phép họ đưa ra phán quyết về ba kháng cáo đang diễn ra. Sau đó, chỉ còn 1 thẩm phán với ít nhất 10 đơn kháng cáo đang chờ xem xét, nhiều hơn nữa trong kế hoạch trong khi không có thêm thẩm phán mới. Các cường quốc phương Tây hiện có nguy cơ chia rẽ thương mại toàn cầu, với việc Mỹ hành động đơn phương và EU tập hợp một số đối tác để bảo vệ một hệ thống WTO bị phá vỡ. Các chuyên gia cho rằng vấn đề của WTO vượt xa mọi cuộc khủng hoảng của Cơ quan phúc thẩm.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga