Thứ ba 24/12/2024 00:13

Vụ kho cát lậu 11.389 m3 tại Thường Tín: Sẽ chỉ bị phạt 90 triệu đồng?

Ông Nguyễn Anh Tú - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 21 - Cục QLTT Hà Nội cho biết, ngày 7/4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an TP. Hà Nội) và Cục QLTT Hà Nội phối hợp kiểm tra, phát hiện một kho cát lậu 11.389 m3 không rõ nguồn gốc nằm sát sông Hồng tại xã Vạn Điểm – huyện Thường Tín – Hà Nội.

Hiện toàn bộ kho cát lậu 11.389 m3 này đã được tổ công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản kiểm tra, biên bản tạm giữ hàng hóa. Tổ công tác cũng đang củng cố hồ sơ trình UBND TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia theo quy định của pháp luật.

Toàn bộ hơn 11.389 m3 cát đen được công ty thu mua trôi nổi từ các tàu cát trên sông không có hoá đơn chứng từ

Trước đó, vào 10h20 ngày 6/4, tổ công tác Đội 3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Đội QLTT số 21 (Cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra bãi tập kết khoáng sản tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín (Hà Nội) của Công ty CP Thương mại và Sản xuất Hoàng Gia, do ông Hoàng Văn Huynh (sinh năm 1968 ở thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) làm giám đốc.

"Tại buổi kiểm tra, tổ công tác phát hiện bãi tập kết khoáng sản của ông Huynh có 11.389m3 cát đen san lấp là hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đây là số lượng cát đen không có hóa đơn chứng từ lớn nhất từ trước tới nay được phát hiện trên địa bàn huyện Thường Tín" - ông Nguyễn Anh Tú cho biết.

Qua quá trình khai thác thông tin, ông Hoàng Văn Huynh cho biết, toàn bộ hơn 11.389 m3 cát đen được công ty thu mua trôi nổi từ các tàu cát trên sông không có hoá đơn chứng từ, sau đó tập kết về bãi vật liệu xây dựng của công ty bán lại kiếm lời.

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng là cát san lấp ngày càng cao nên các bến bãi ven các tuyến sông có biểu hiện thu gom tập kết các loại khoáng sản không có hóa đơn chứng từ để bán lại kiếm lời.

Hành vi trên của các đối tượng gián tiếp làm gia tăng tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản trái phép trên các tuyến sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Anh Tú - Đội trưởng Đội QLTT số 21 - Cục QLTT Hà Nội cho rằng cần nâng cao mức xử phạt đối với các hình thức kinh doanh khoáng sản không có hóa đơn chứng từ

Trao đổi thêm với Báo Công Thương, ông Nguyễn Anh Tú chia sẻ, thực tế tại thời điểm kiểm tra, ông Huynh chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ của hơn 11 nghìn m3 cát đen tại bãi tập kết khoáng sản này. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt về hành vi kinh doanh loại hình khoáng sản không có hóa đơn chứng từ, chưa đủ cơ sở để kết luận về các hành vi khai thác cát trái phép.

Trong khi đó, theo quy định về xử phạt hành chính, mức xử phạt đối với hình thức kinh doanh này dao động khoảng trên dưới 90 triệu đồng. Con số còn khiêm tốn và chưa đủ mức răn đe đối với loại hình kinh doanh này. Chính vì thế, song song với việc tăng cường kiểm tra, xử phạt, cần nghiên cứu để thay đổi mức xử phạt mới góp phần làm lành mạnh thị trường, chấm dứt nạn kinh doanh hoặc khai thác các loại khoáng sản trái phép.

Ông Tú cũng cho biết thêm, thời gian tới, Đội QLTT số 21 sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh. Đồng thời với đó là tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử phạt thật nặng đối với các hình thức kinh doanh loại hình khoáng sản không có hóa đơn chứng từ này để nâng cao tính răn đe.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm