Thứ hai 25/11/2024 10:28

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Giám đốc doanh nghiệp bị “ép” chi 150 triệu đồng một chuyến bay

Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu”, nhiều bị cáo là đại diện các doanh nghiệp khai nhận được “lệnh” phải nộp phí “bôi trơn”.

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ đại án “chuyến bay giải cứu”. Phiên tòa có 54 bị cáo bị truy tố 5 tội danh, bao gồm đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.okli,õ

Sau 6 giờ đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng dài 102 trang, từ 16 giờ 20 phút đến hết thời gian làm việc của ngày đầu xét xử, Hội đồng xét xử đã chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo, trong đó tập trung hỏi các bị cáo là cá nhân, đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ.

Diễn biến phiên tòa cho thấy, trong lời khai của các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, phần lớn bị cáo cũng cho rằng, không phải tự nhiên mà đưa hối lộ cho các cán bộ, lãnh đạo mà đều là vì nếu không đưa tiền "bôi trơn", thì sẽ bị gây khó khăn trong xin cấp phép chuyến bay giải cứu dù đã nộp đủ và nộp nhiều lần hồ sơ xin cấp phép.

Các bị cáo trong vụ án 'chuyến bay giải cứu" bị đưa ra xét xử ngày 11/7

Theo cáo trạng, từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, bà Phan Thị Mai, Giám đốc Công ty Sao Hà Nội đã đưa hối lộ hơn 2,3 tỷ đồng cho 7 cá nhân có thẩm quyền và được cấp phép 15 chuyến bay cho Công ty Sao Hà Nội và 2 Công ty: Việt Phát, Việt Nhật (do bà Mai mượn pháp nhân). Trong đó, bà Mai đã 2 lần đưa cho ông Tô Anh Dũng 25.000 USD.

Đứng trước Hội đồng xét xử, bị cáo Phan Thị Mai thừa nhận đã liên hệ với ông Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) và các cá nhân khác để đưa tiền hối lộ nhằm được cấp phép các chuyến bay.

Bà Mai khai, theo quy trình, bị cáo nộp hồ sơ đầu tiên bên Cục Lãnh sự. Sau khi được Cục Lãnh sự cấp phép, bà Mai nhận được thông tin của bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) nhắn là "không thấy doanh nghiệp liên hệ". Khi đến gặp ông Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh), lúc này ông Tuấn nói, các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay đều phải có chi phí cảm ơn.

Ngoài ra, ông Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) cũng yêu cầu bị cáo này phải chi tiền để được cấp phép chuyến bay. Trên thực tế, bà Phan Thị Mai khai đã đưa cho ông Phạm Trung Kiên 600 triệu đồng, theo yêu cầu của vị cán bộ này.

Trong khi đó, bị cáo Vũ Minh Thắng, Giám đốc Công ty Thuận An khai nhận, không ai ở Cục Lãnh sự yêu cầu bị cáo phải đưa tiền. Nhưng sau chuyến bay đầu tiên, bị cáo nhận được điện thoại của Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) gọi lên văn phòng nói phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay.

Vì vậy, bị cáo đã phải nhiều lần đưa số tiền hơn 1,3 tỷ đồng cho bị cáo Phạm Trung Kiên và 170 triệu đồng cho bị cáo Vũ Anh Tuấn. “Tháng nào bị cáo cũng nộp hồ sơ, đã 7-8 lần nộp hồ sơ nhưng không được cấp phép. Đến lần thứ 9, sau khi gặp bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao), bị cáo mới được cấp phép chuyến bay", bị cáo Vũ Minh Thắng trình bày trước Hội đồng xét xử.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Công ty G19 đã có hành vi đưa hối lộ hơn 3,2 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay. Thông qua các mối quan hệ, từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, bà Hạnh liên hệ, đặt vấn đề, được cấp phép 12 chuyến bay cho Công ty G19 và Công ty TSN và đưa hối lộ cho 6 cá nhân, 12 lần.

Trong đó, bị cáo đưa cho Phạm Trung Kiên 4 lần, số tiền 1,2 tỷ đồng và đưa 2 lần số tiền 400 triệu đồng cho ông Tô Anh Dũng. Cũng tại phiên tòa, bị cáo Hạnh khai nhận việc đưa tiền hối lộ để được cấp phép tổ chức chuyến bay, nhưng không có ai yêu cầu bị cáo phải nộp tiền, cũng không bị gây khó dễ.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng