Thứ sáu 16/05/2025 11:31

Vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế: Hướng mở cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam, song khoảng 60% SMEs phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Giúp các SMEs tiếp cận các nguồn tài chính cũng là chìa khóa để khai mở tiềm năng của SMEs. 

Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cứ 10 DN SMEs thì 1 đến 2 DN có quy mô trên 10 tỷ đồng. Quy mô vốn nhỏ trở thành rào cản cho các DN mở rộng kinh doanh, đầu tư cho những chiến lược kinh doanh dài hạn, phát triển công nghệ. Hiện nay các SMEs rất khó tiếp cận nguồn vốn như vốn tín dụng từ ngân hàng, quỹ đầu tư… để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Mới đây, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới đã cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng Phương Đông (OCB), giúp ngân hàng này gia tăng các khoản vay dành cho các SMEs, đặc biệt là các SMEs do phụ nữ làm chủ hoặc quản lý, đồng thời giúp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Trong năm 2018, IFC cũng đã cấp gói tín dụng 100 triệu USD cho OCB, 57 triệu USD cho VPBank và 100 triệu USD cho TPBank. Đây được xem là hướng mở cho các DN SMEs.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hỗ trợ vốn ưu đãi

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB - cho biết, với khoản vay từ IFC, OCB cam kết mở rộng tín dụng hỗ trợ nhóm khách hàng này, giúp các SMEs phát triển và nâng cao hiệu suất kinh doanh trong điều kiện ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam - Lào - Campuchia - ông Kyle F.Kelhofer - cho biết, đến nay IFC đã và đang hỗ trợ phát triển tài trợ tài chính tại các quốc gia như Mông Cổ, Philippines, Lào, Trung Quốc... và sẽ thúc đẩy tài trợ tín dụng cho các SMEs tại Việt Nam. Từ năm 1990 hoạt động này đã thực hiện thông qua việc hỗ trợ tín dụng đẩy mạnh xuất khẩu tại các SMEsViệt Nam. Cùng nhằm hỗ trợ vốn cho các SMEs, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) hiện cùng một số ngân hàng tại Việt Nam phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng (SCF). SCF là một giải pháp hợp tác giữa người mua hoặc người bán là DN với ngân hàng, qua đó cho phép các nhà cung cấp và phân phối của DN được tiếp cận với nguồn tài trợ vốn lưu động mà không cần phải thế chấp tài sản.

Tuy nhiên, để thúc đẩy mối liên kết này cần sự vào cuộc mạnh mẽ từ Chính phủ trong việc tạo ra các chính sách thu hút đầu tư của DN vào các khâu sản xuất, chế biến, phân phối với chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và thế giới. Song song đó, cần quy định và hướng dẫn cụ thể để tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho các đơn vị như ngân hàng hay nhiều thành phần kinh tế tham gia SCF.

Ông Võ Tân Thành- Phó Chủ tịch VCCI: Vốn thực của DN nhỏ chỉ chiếm 20 - 30%, còn lại lầ liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em... đây là nguyên nhân chính khiến DN nhỏ không thể phát huy hết tiềm năng.
CT

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Việt Nam - Hoa Kỳ trao đổi về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Việt Nam ‘điểm sáng’ trong chiến lược đầu tư của Ấn Độ

Thông tin mới nhất về 34 bảo hiểm xã hội khu vực

Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ coi trọng thị trường Việt Nam

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng