Thứ năm 14/11/2024 16:32

Viettel Global bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc

Ngày 09/08/2018, HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) đã chính thức bổ nhiệm ông Đỗ Mạnh Hùng làm Tổng Giám đốc Viettel Global. Trước đó, vị trí này do Thiếu tướng Lê Đăng Dũng- Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đảm nhiệm.
Lễ bàn giao chức danh Tổng Giám đốc Viettel Global

Gia nhập Viettel từ năm 2000, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Hùng đã trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau ở Viettel, bắt đầu từ vai trò của một nhân viên kỹ thuật, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh, Trưởng phòng khai thác của Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên gọi cũ của Viettel trước năm 2003), cho đến các chức vụ quan trọng ở các Tổng Công ty lớn nhất của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội như PTGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), PTGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom), PTGĐ Tổng Công ty Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global).

Ông cũng là Bí thư Đảng ủy ở các đơn vị từng trải qua như Tổng Công ty Mạng lưới, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế.

Riêng trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, ông Đỗ Mạnh Hùng đã trực tiếp tham gia điều hành các công ty thị trường của Viettel trên cương vị Phó Tổng Giám đốc Công ty Viettel Cameroon và Tổng Giám đốc Công ty Viettel Tanzania.

Viettel Tanzania trong giai đoạn ông Đỗ Mạnh Hùng làm Tổng Giám đốc đạt mốc 2 triệu khách hàng, chỉ sau 9 tháng kể từ khi chính thức triển khai cung cấp dịch vụ vào tháng 10/2015. Đây là tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong tất cả các thị trường mà Tập đoàn Viettel đã đầu tư tính đến thời điểm đó, giúp Halotel nhận 2 giải thưởng uy tín là “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất của năm” và “Doanh nghiệp viễn thông của năm” do tổ chức Purple Cow Media Limited – Tổ chức thẩm định năng lực doanh nghiệp lớn nhất tại Tanzania bình chọn.

Trong thời gian đảm nhiệm vị trí là Phó Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Đỗ Mạnh Hùng đã trực tiếp điều hành xây dựng mạng lưới tại Viettel Burundi và Viettel Tanzania, trực tiếp lãnh đạo công tác Pháp chế của Viettel Global với tinh thần thượng tôn pháp luật; trực tiếp điều hành kiện toàn bộ máy, chủ động tìm kiếm, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, tối ưu chất lượng nhân sự từ 1.800 người xuống còn 1.000 người trong khi kết quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng.

Phát biểu tại buổi giao nhiệm vụ, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng định hướng Viettel Global trong thời gian tới sẽ tập trung vào vốn, tài chính, quản trị nhân sự và các vấn đề về pháp lý “Viettel Global nắm giữ một vị trí đặc biệt và quan trọng của Tập đoàn. Kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel Global có ý nghĩa rất lớn đối với Viettel, bởi đầu tư quốc tế hiện là một trong những trụ phát triển chính của Tập đoàn. Đây cũng là lĩnh vực đang được Đảng, nhà nước và Chính phủ rất khuyến khích, bởi ngoài ý nghĩa kinh tế, đầu tư nước ngoài còn có ý nghĩa về chính trị, hội nhập và nâng tầm Việt Nam”.

“Vị trí lãnh đạo Viettel Global đòi hỏi người rất toàn diện, về mọi mặt. Ngoài toàn diện về kinh doanh và kỹ thuật, thì người lãnh đạo VTG cần toàn diện cả về kiến thức tài chính, pháp luật, nhân sự”, phụ trách Chủ tịch Tập đoàn Viettel, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng khẳng định.

Viettel Global là đơn vị phụ trách mảng Đầu tư nước ngoài của Tập đoàn. Tính đến cuối tháng 6/2018, đã có 8/10 thị trường quốc tế đã kinh doanh có lãi. Các thị trường này bao gồm: Peru, Campuchia, Lào, Haiti, Burundi, Đông Timor, Mozambique và Cameroon. Trong đó, 3 thị trường đã hoàn vốn đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timor) và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông, đã thu về gấp 4 - 5 lần giá trị vốn đầu tư. Hai thị trường còn lỗ kế hoạch là Tanzania (mới kinh doanh 2 năm) và Myanmar (khai trương ngày 9/6/2018), tuy nhiên, cả 2 thị trường này đều có tốc độ tăng trưởng tốt.

Năm 2017, Tanzania đạt tăng trưởng doanh thu 35%. Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) liên tục phá vỡ những kỷ lục khi vừa vượt mốc 2 triệu thuê bao chỉ sau hơn một tháng khai trương – tốc độ phát triển chưa từng có của Viettel tại tất cả các thị trường trên thế giới (gồm cả Việt Nam).

Năm 2018, Viettel Global đặt ra mục tiêu có lãi trở lại. Và mục tiêu tới năm 2020 của Viettel là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và đứng trong Top 10 công ty viễn thông toàn cầu./.

L.K.L

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn