Thứ sáu 15/11/2024 18:14

Việt Nam: Một trong các quốc gia bị lừa đảo trực tuyến cao

Trong khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Kaspersky Lab, năm 2012 có 37,3 triệu người dùng trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) trên thế giới.

 - Theo kết quả khảo sát “Sự phát triển của các cuộc tấn công lừa đảo từ 2011 đến 2013” do Kaspersky Lab thực hiện, số người dùng Internet đối diện với những cuộc tấn công kiểu này đã tăng 87%, từ 19,9 triệu người lên 37,3 triệu người trong 12 tháng qua.

Kaspersky Lab so sánh dữ liệu về các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến từ hơn 50 triệu người dùng Kaspersky Security Network cho thấy, từ 1/5/2012 đến 30/4/2013 số lượng lừa đảo tương đương giai đoạn 2011 đến 2012. Người dùng ở các quốc gia như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam, Anh bị tấn công thường xuyên. Trong đó Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ bị tấn công cao nhất hiện nay.

Theo Kaspersky Lab, dịch vụ tìm kiếm, email, mạng xã hội, trang web ngân hàng, các tổ chức tài chính, các cửa hàng trực tuyến thường bị tấn công nhiều nhất do mất cảnh giác. Facebook,  Yahoo, Google và Amazon là những mục tiêu tấn công chính của tội phạm mạng. Hơn 20% các cuộc tấn công lừa đảo bắt chước các ngân hàng hay những tổ chức tài chính. American Express, PayPal, Xbox live, Twitter… nằm trong top 30 trang web mục tiêu của các cuộc tấn công lừa đảo.

Lừa đảo trực tuyến là cách thức tội phạm tạo ra những trang web giả mạo các trang web nổi tiếng (dịch vụ email, trang web của ngân hàng, mạng xã hội…) và cố gắng dẫn dụ người dùng đến những trang này. Người dùng đăng nhập thông tin, mật khẩu của mình vào các trang web lừa đảo này mà không chút nghi ngờ và những thông tin này được chuyển đến tin tặc.

Tội phạm mạng dùng những thông tin cá nhân, ngân hàng hay mật khẩu đánh cắp được để trộm tiền của người dùng, phát tán thư rác và phần mềm độc hại thông qua các email bị xâm nhập hay tài khoản mạng xã hội, hoặc đơn giản có thể bán những mật khẩu đánh cắp được cho các tin tặc khác.

Trong thực tế, email không còn là cơ chế phát tán thư lừa đảo phổ biến vì theo khảo sát chỉ 12% cuộc tấn công thực hiện qua email, trong khi 88% trường hợp còn lại đến từ liên kết của những trang web giả mạo mà người dùng thường click vào khi sử dụng trình duyệt web, hệ thống tin nhắn (Skype…) hay các tương tác khác với máy tính.

Ngọc Long

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh Giám đốc Công ty Ánh Ban Mai Lê Hoàng Ý Nhi

Tước giấy phép 4 tháng hai phòng khám đa khoa Tháng Tám và Y học Sài Gòn vì ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xả thải vượt chuẩn, Công ty dầu khí IDICO bị phạt 330 triệu đồng

Đắk Lắk: Bắt giam 2 đối tượng thuê xe ô tô thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh

Chi nhánh Công ty Vương Ưng tại Yên Bái bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn​

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả