Thứ năm 28/11/2024 03:24

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

8 tháng năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch.

Năm thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốcbao gồm: Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ. Trong đó, Việt Nam giữ vị trí là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc.

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc. Ảnh: TL

Về mặt hàng cua, trong 8 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 86.700 tấn cua, với tổng kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng lượng cua sống nhập khẩu đạt 68.400 tấn, mang lại giá trị 1,14 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặt hàng tôm hùm cũng ghi nhận sự tăng trưởng với mức tăng 15% về lượng và 14% về giá trị, tương đương 37.000 tấn và giá trị hơn một tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

Theo VASEP, dù Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới, nhưng sản lượng chủ yếu đến từ nuôi trồng. Các loại hải sản tự nhiên trong nước hạn chế khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến những sản phẩm thủy sản tươi sống, chất lượng cao và được quốc tế công nhận.

Về sở thích tiêu dùng, người dân sống tại các thành phố ven biển Trung Quốc có xu hướng chuộng hải sản tươi sống hơn so với người tiêu dùng ở các khu vực nội địa. Đa số nhu cầu tiêu thụ hải sản sống diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng và tổ chức (HRI). Những địa điểm phổ biến mà người tiêu dùng thường thưởng thức hải sản nhập khẩu bao gồm nhà hàng trong các khách sạn cao cấp, nhà hàng hải sản đặc sản và nhà hàng Quảng Đông.

Đối với các nhà nhập khẩu và phân phối, chợ bán buôn thủy hải sản vẫn đóng vai trò là kênh thương mại chính tại Trung Quốc. Tiêu biểu là chợ hải sản JingShen Bắc Kinh, được coi là chợ hải sản lớn nhất khu vực miền Bắc Trung Quốc, cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản cao cấp cho thị trường Bắc Kinh, bao gồm cả các sản phẩm nhập khẩu phục vụ ngành HRI và bán lẻ.

Các nhà nhập khẩu hải sản tại chợ này phân phối sản phẩm đến người mua và nhà phân phối tại nhiều tỉnh thành lớn như Bắc Kinh, Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới