Thứ hai 23/12/2024 12:13

Việt Nam – Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác, hướng tới thịnh vượng, bền vững

Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang mở ra thời kỳ phát triển rất tốt đẹp, với những bước phát triển thực chất trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều dư địa để hợp tác như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng…

Phát triển thực chất trên các lĩnh vực

Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 6 năm thiết lập và triển khai quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang chứng kiến những bước phát triển tích cực, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, trên cả bình diện song phương và đa phương.

Đặc biệt, trong mỗi bước phát triển của quan hệ hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại từ việc hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) năm 2001, việc Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) năm 2006, đến việc hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) năm 2007, cũng như trong tất cả các hiệp định/thỏa thuận hợp tác khác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính hải quan…, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, với sự năng động của mình, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đã đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng gần 170 lần kể từ năm 1994 đến nay (450 triệu USD năm 1994, lên đến gần 76 tỷ USD trong năm 2019). Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian gần đây đã giúp Việt Nam có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 12 lên thứ 9 trong các nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ.

Thực tế, nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ lẫn nhau. Việt Nam có các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như thủy sản, hạt điều, dệt may, da giày… còn Hoa Kỳ là nguồn cung dồi dào cho các mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu cao như máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông, năng lượng, khí hóa lỏng hay nông sản nguyên liệu… Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng. “Mặc dù thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ không ổn định, tôi tự tin rằng xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia sẽ duy trì và ngày càng đi lên. Những tiến bộ trong các vấn đề then chốt sẽ giúp cải thiện các điều kiện kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh của khối tư nhân, đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội, thu hút thêm nguồn đầu tư và thúc đẩy sự thịnh vượng tại Việt Nam” - ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Amcham cho biết.

Về đầu tư, Hoa Kỳ đứng thứ 11/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, với hơn 1.000 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 9,4 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - trên thực tế, đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam còn lớn hơn nhiều do một số công ty lớn như Intel, Coca Cola, Procter&Gamble, Chevron… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại nước thứ 3 như British, Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông... Ngoài ra, một số tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ như Apple, Google, Dell,... đều đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp sản xuất ODM/OEM thuộc chuỗi cung ứng của mình.

Thực tế, với tinh thần trách nhiệm xã hội cao, các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, thay đổi kỹ năng quản lý mà còn đóng góp cho phát triển xã hội như cải thiện môi trường làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tham gia tích cực vào các công tác cộng đồng.

Công bố thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ

Nâng tầm thương mại và đầu tư

Mặc dù, hợp tác kinh doanh thương mại giữa 2 nước đã tăng lên hàng tỷ USD, song theo ông Daniel J.Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Động lực phát triển, thúc đẩy quan hệ vẫn còn tiếp tục phát triển sâu rộng, bền vững, như năng lượng tái tạo, kinh tế số, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng…

Trong khi đó, nhìn thấy tiềm năng hợp tác phát triển của thị trường Việt Nam, ông Adam Boehler – Giám đốc điều hành Cơ quan phát triển tài chính Hoa Kỳ (DFC) - cho rằng, hiện nay, DFC đang xem xét một số dự án trong ngành điện khí hóa, giáo dục, ngân hàng, thực phẩm, chế biến thực phẩm và mong muốn đầu tư, thực hiện các dự án này. Đồng thời, DFC cũng cam kết tiếp tục đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên để thúc đẩy các hoạt động này, ông Adam Boehler cho rằng, các quốc gia láng giềng đang xem xét kỹ những gì Việt Nam làm và học hỏi Việt Nam xây dựng mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ như thế nào. Nếu thành công chắc chắn sẽ thúc đẩy cạnh tranh tốt hơn và khi đó, Việt Nam sẽ trở thành khuôn mẫu cho khu vực và quốc gia dẫn đầu khu vực. Vì vậy, đòi hỏi cần sự đồng thuận trong khu vực, cạnh tranh và phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp hai nước càng cần có sự sáng tạo, chủ động và đoàn kết hơn nữa để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ của cách mạng công nghệ số để phát triển bền vững, đặc biệt trong những lĩnh vực hai bên còn rất nhiều tiềm năng hợp tác như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác trong lĩnh vực ứng dụng kinh tế số…

Giờ không phải là lúc nói chuyện nữa mà cần hành động ngay để ứng phó với khủng hoảng khí hậu, giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, không làm ô nhiễm không khí, chống biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích các bên, người dân được mạnh khỏe, ấm no, thịnh vượng” - ông John Kerry – cựu Ngoại trưởng và Thượng nghị sĩ Bang Massachusetts - nhấn mạnh.

Để đưa quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới, tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ 2020, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ công bố thành lập Hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm tập hợp sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi tại Việt Nam và Hoa Kỳ, tiến tới thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương.

"Với sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, sự ủng hộ và quan tâm của Chính phủ hai quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ" - ông Vũ Tiến Lộc tin tưởng.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba