Thứ hai 25/11/2024 16:23

Việt Nam - Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ phát triển thị trường điện Việt Nam

Ngày 7 tháng 05 năm 2015, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết chính thức Biên bản ghi nhớ (MOU) về cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển thị trường điện tại Việt Nam giữa Cục Điều tiết điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) và Vụ Năng lượng và Tài nguyên thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (ENR). 
Kễ ký kết Biên bản ghi nhớ

Đại sứ Warlick, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất của ENR đã ký Biên bản ghi nhớ này với Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Nguyễn Anh Tuấn. Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Pierangelo và Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cùng chứng kiến lễ ký.

Theo đó, phía Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu phát triển thị trường điện tại Việt Nam trên cơ sở bảo tồn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng hiệu quả và bền vững; xây dựng một thị trường điện cạnh tranh toàn diện, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát và truyền tải điện, giảm giá thành điện năng; thúc đẩy cải tiến công nghệ sạch hơn, nhất là nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, trong các năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh theo từng giai đoạn. Cụ thể từ năm 2010, đã cho phép nhiều nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau tham gia thị trường điện. Từ năm 2011-2014, thực hiện phát triển thị trường phát điện cạnh tranh; giai đoạn 2015-2020 thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sau 2021 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của thị trường phát điện cạnh tranh nên còn nhiều tồn tại, do đó rất cần sự hợp tác, hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức quốc tế như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ... để nghiên cứu, lựa chọn mô hình phát triển thị trường điện cạnh tranh phù hợp.

Đại sứ Warlick phát biểu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú phát biểu

Phát biểu tại Lễ ký kết, bà Đại sứ Warlick cho rằng Bộ Công Thương, Cục điều tiết Điện lực đã thực hiện tốt, có hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên để tiến đến một thị trường cạnh tranh toàn diện còn rất nhiều việc phải làm. Do đó phía Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm với Bộ Công Thương trong tiến trình này.

Cũng theo bà Warlick, việc ký kết MOU là một trong hàng loạt các thỏa thuận hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm phát triển lĩnh vực năng lượng của Việt Nam, góp phần tăng cường mối quan hệ song phương nhân kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đã cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ nói chung và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói riêng ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực năng lượng và mong rằng mối quan hệ này càng thắt chặt hơn nữa. Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng hai đơn vị thực hiện là Vụ Năng lượng và Tài nguyên (ENR) và Cục Điều tiết Điện lực (MOIT) sẽ phối hợp chặt chẽ để thực hiện thành công dự án.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế