Thứ bảy 23/11/2024 20:02

Vì sao FPT quyết bán "gà đẻ trứng vàng" FPT Shop?

Năm 2016, FPT vẫn đặt rất nhiều kỳ vọng vào khối phân phối và bán lẻ, song cũng đang lên kế hoạch giảm sở hữu tại mảng kinh doanh đang chẳng khác nào “con gà đẻ trứng vàng” này của họ. Liệu FPT có làm được những gì mà họ muốn?
FPT đã thuê đơn vị tư vấn để thực hiện thương vụ bán FPT Shop trong năm 2016

Việc FPT dự định bán bớt cổ phần tại mảng phân phối và bán lẻ, đúng như dự đoán, tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của FPT.

“Nếu cần tiền, chúng ta có nhiều phương án để huy động vốn. Cách thứ nhất là thoái vốn, cách thứ hai là phát hành cổ phiếu để tăng vốn hay huy động trái phiếu. Tại sao FPT lại chọn thoái vốn trong khi mảng phân phối và bán lẻ vẫn hoạt động tốt?”, một cổ đông đặt câu hỏi.

Một cách khôn khéo, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn đã trả lời rằng, việc thoái vốn ở mảng kinh doanh này là do đề xuất của cổ đông và vì lợi ích của cổ đông. “Cổ đông đã đề xuất FPT nên tập trung vào lĩnh vực cốt lõi”, ông Bình nói.

Những thông tin cụ thể liên quan tới việc thoái vốn này vẫn chưa được công bố, ngoài việc mới đây, ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc FPT xác nhận với phóng viên về việc đã thuê được đơn vị tư vấn thực hiện thương vụ này. Và kế hoạch là, sẽ thực hiện thương vụ này trong năm nay.

Lên kế hoạch bán, song trong kế hoạch kinh doanh năm 2016, FPT vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng của khối này. Cụ thể, trong tổng kế hoạch doanh thu 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% của năm 2016, khối phân phối và bán lẻ vẫn đóng góp 28.586 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm ngoái. Trong khi đó, trong tổng lợi nhuận trước thuế 3.151 tỷ đồng, mảng phân phối và bán lẻ đóng góp 826 tỷ đồng, tăng 13,4%.

Sẽ chưa phải là vấn đề với FPT trong năm 2016, bởi xem ra, kế hoạch tái cơ cấu được thực hiện từ năm ngoái đã mang lại kết quả kinh doanh tốt cho FPT trong năm 2015 và sẽ tạo đà để FPT tiếp tục đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 2 con số trong năm 2016 (kế hoạch tăng 10,5%). Khối phân phối và bán lẻ - khối có đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu toàn Tập đoàn - đang tiếp tục đà tăng trưởng. Chỉ sau 3 tháng đầu năm 2016, FPT Shop đã hoàn thành trước kế hoạch mở rộng vùng phủ, với 300 cửa hàng và ước doanh thu, lợi nhuận đạt 2.459 tỷ đồng và 43 tỷ đồng, tăng 36% về doanh thu và 51% về lợi nhuận so với quý I/2015.

Vấn đề đặt ra là, sau khi đã bán bớt mảng phân phối và bán lẻ, FPT sẽ như thế nào?

Kế hoạch năm 2016, lợi nhuận cả khối viễn thông và giáo dục đều dự kiến giảm so với năm trước. Có nghĩa là, hai mảng này, đặc biệt là viễn thông, chưa thể sớm có bước đột phá trong năm tới. FPT vẫn đang phải tập trung đầu tư cho hạ tầng viễn thông, chưa kể có thể sẽ phải nộp quỹ viễn thông công ích, nên lợi nhuận không thể cao.

Như vậy có nghĩa, tất cả kỳ vọng sẽ phải đặt vào mảng công nghệ - mảng kinh doanh đã làm nên tên tuổi của FPT trong gần 3 thập kỷ vừa qua. Nhưng năm 2016, kế hoạch doanh thu của khối này chỉ là 9.990 tỷ đồng, tăng 16,1%; còn lợi nhuận trước thuế là 1.210 tỷ đồng, tăng 30,5%, con số khá khiêm tốn so với mảng phân phối và bán lẻ.

Không giấu giếm kế hoạch của Tập đoàn, tại Đại hội đồng cổ đông, ông Nguyễn Thế Phương cho biết, số tiền thoái vốn sẽ dành cho mục tiêu M&A và tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT Telecom. Hiện FPT đang chỉ nắm 45,64% cổ phần tại FPT Telecom, do đó, nếu FPT tăng được tỷ lệ sở hữu tại FPT Telecom, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ FPT và EPS sẽ cải thiện tích cực trong năm 2016.

FPT cũng đang tiếp tục tập trung vào xuất khẩu phần mềm, với việc cung cấp dịch vụ ủy thác dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ trên nền công nghệ mới S.M.A.C và IoT. Đây là mảng kinh doanh hứa hẹn nhiều đột phá những năm tới.

Cùng với đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, Chủ tịch Trương Gia Bình đã gây bất ngờ với các cổ đông khi giới thiệu cuốn sách mang tên “Cuộc cách mạng công nghệ thứ tư” nhằm chia sẻ về chiến lược đổi mới để tăng trưởng của mình. Đồng thời, một cuộc thảo luận bàn tròn cũng đã được tổ chức, với mong muốn gửi thông điệp tới các cổ đông về những cơ hội vô cùng to lớn của FPT trong cuộc cách mạng này.

Không thể phủ nhận, FPT cũng như rất nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu đang có cơ hội lớn khi công nghệ thông tin đang bắt đầu một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Nhưng tất cả những cơ hội đó liệu có được hiện thực hóa, để trước tiên bù đắp cho sự thiếu hụt doanh thu và lợi nhuận sau khi bán bớt mảng phân phối và bán lẻ và sau đó mang lại sự phát triển mạnh mẽ của FPT trong thời gian tới hay không?

Theo Báo Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp Việt lập công ty 1.000 tỷ để nghiên cứu và phát triển người máy

Giá sắt phế liệu hôm nay tăng hay giảm? Thông tin mới nhất

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải 'Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

BIM Group được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Phân bón Cà Mau được vinh danh về Quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững

Những giải pháp hay giúp "Thức dậy" những mùa vàng

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

PVFCCo được vinh danh "Doanh nghiệp vì cộng đồng" tại Saigon Times CSR 2024

BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt