Chủ nhật 24/11/2024 13:06

Vì sao các doanh nghiệp bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm về kinh doanh xăng dầu?

Trong 18 doanh nghiệp bị xử phạt, có 5 doanh nghiệp bị tước giấy phép do vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Lý do vì sao?

Thanh tra Bộ Công Thương vừa có thông tin về tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng trên Cổng thông tin Bộ Công Thương tối ngày 5/9 cho biết:

Ngày 15 tháng 02 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định thanh tra số 192/QĐ-BCT về thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Thực hiện quyết định nêu trên, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra các đơn vị và có báo cáo kết quả thanh tra, lập Biên bản vi phạm hành chính với các đơn vị có hành vi vi phạm.

Trên cơ sở các Biên bản vi phạm hành chính, giải trình của các đơn vị, ngày 31 tháng 8 năm 2022, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương ký ban hành 18 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Ngoài hình thức xử phạt tiền đối với 18 đơn vị gồm các thương nhân đầu mối, công ty con, còn áp dụng hình phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đối với 05 thương nhân đầu mối gồm: Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương, Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu, Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện Thanh tra Bộ đang tổng hợp xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu để trình Lãnh đạo Bộ và dự kiến việc trình dự thảo ngay trong tháng 9 năm 2022.

Theo tìm hiểu của Báo Công Thương, Thanh tra Bộ Công Thương khẳng định, việc xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp này được thực hiện theo đúng theo các quy định đã được nêu rõ tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, một số hành vi vi phạm hành chính của các thương nhân đầu mối cụ thể như sau: Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định; Ký hợp đồng đại lý xăng dầu/thương nhân nhượng quyền với thương nhân không đủ điều kiện làm đại lý xăng dầu theo quy định; Thương nhân đầu mối có hành vi bán xăng dầu cho đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân; Duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định...

5 doanh nghiệp bị tước giấy phép vì không đáp ứng được điều kiện về hệ thống phân phối theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP hoặc khoản 6 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, do đó đã có hành vi vi phạm “Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định” quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP sửa đổi).

Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP qui định:Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP qui định: Khoản 3, khoản, 4, khoản 5, khoản 7, Điều 7 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.”

“4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.”

“5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.”

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử