Thứ năm 14/11/2024 08:30

VCCI: Doanh nghiệp vẫn bị "nhũng nhiễu" bởi thanh kiểm tra

Nhiều doanh nghiệp phản ánh, tình trạng một số cơ quan nhà nước tránh áp dụng các quy định chặt chẽ về thanh tra để tiếp cận doanh nghiệp và gọi đó là kiểm tra.

Liên đoàn Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1113/UBPL 15 của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về việc lấy ý kiến Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) sau khi tham vấn một số doanh nghiệp và chuyên gia.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng một số cơ quan nhà nước tránh áp dụng các quy định chặt chẽ về thanh tra bằng cách tiếp cận doanh nghiệp nhưng không gọi là thanh tra, mà gọi là kiểm tra

Trong văn bản của VCCI có nêu, Luật Thanh tra hiện nay đã có nhiều quy định tương đối chặt chẽ về thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục giúp hoạt động thanh tra trở nên minh bạch, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tượng bị thanh tra.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng một số cơ quan nhà nước tránh áp dụng các quy định chặt chẽ về thanh tra bằng cách tiếp cận doanh nghiệp nhưng không gọi là thanh tra, mà gọi là kiểm tra.

“Hoạt động kiểm tra này hiện đang không có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, hoặc có quy định nhưng rất chung chung, không minh bạch, dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng rất cao” – văn bản của VCCI nêu rõ.

Ví dụ, nhiều trường hợp pháp luật chuyên ngành chỉ quy định cơ quan quản lý chuyên môn có quyền kiểm tra doanh nghiệp, nhưng không có quy định cụ thể về kế hoạch kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra… như vậy, đây mới chỉ có quy định trao quyền chứ chưa có quy định kiểm soát quyền lực.

Cũng theo VCCI, dự thảo có đề cập đến hoạt động kiểm tra với hai nguyên tắc cơ bản là tránh chống chéo giữa thanh tra và kiểm tra, đồng thời để pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động kiểm tra. Quy định như vậy vẫn sẽ không giải quyết được vấn đề lạm dụng hoạt động kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp như đề cập ở trên.

Trên cơ sở đó, VCCI đề xuất, cần có những nguyên tắc tối thiểu làm định hướng để xây dựng các quy định về kiểm tra tại pháp luật chuyên ngành. Đồng thời đề nghị, cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung thêm các quy định mang tính nguyên tắc, làm cơ sở để pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động kiểm tra và thực hiện hoạt động kiểm tra.

Cụ thể, khi xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcó trao quyền kiểm tra cho các cơ quan nhà nước thì cần có tiêu chuẩn tối thiểu của các quy định đó, ví dụ: Phải có quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra; phải quy định rõ về kế hoạch kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất; phải quy định rõ về ban hành, gửi nhận quyết định kiểm tra; quy định rõ về người thực hiện kiểm tra; thời hạn thực hiện kiểm tra tối đa, việc gia hạn, thời hạn ban hành kết luật kiểm tra; phải quy định rõ về nội dng, phạm vi, thời kỳ kiểm tra.

Đồng thời, quy định các mẫu giấy tờ cần thiết như mẫu quyết định kiểm tra, mẫu biên lai kiểm tra, kết luận kiểm tra, biên bản bàn giao tài liệu…

Khi thực hiện việc kiểm tra thì cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau, (trừ khi pháp luật chuyên ngành có quy định khác): Phải có quyết định kiểm tra do người có thẩm quyền ký; phải cung cấp một bản sao quyết định kiểm tra cho người bị kiểm tra; quyết định kiểm tra phải nêu rõ: Căn cứ ra quyết định kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra; các vấn đề về địa điểm, thời gian làm việc, yêu cầu cung cấp thông tin, thu thập thông tin tài liệu liên quan, kiểm tra xác minh thông tin, tài liệu, niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giám định…

Cũng theo VCCI, một trong những lý do khiến cho việc thanh tra hiện nay còn chồng chéo, chưa thực sự minh bạch là vì chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung công khai về hoạt động thanh tra. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu triển khai một cổng thông tin điện tử về hoạt động thanh tra do Thanh tra Chính phủ quản lý và bổ sung quy định vào trong Luật Thanh tra làm cơ sở cho việc triển khai.

Theo VCCI, dự thảo hiện chưa có quy định về việc lựa chọn đối tượng để đưa vào kế hoạch thanh tra cũng như việc quyết định các nội dung, phạm vi, thời kỳ thanh tra. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc cơ quan thanh tra lựa chọn đối tượng, nội dung, phạm vi, thời kỳ thanh tra nhiều lúc còn tuỳ tiện, thậm chí có dấu hiệu bị lạm dụng.

Trên cơ sở đó, VCCI đề nghị, Luật Thanh tra bổ sung nguyên tắc quy định về việc lựa chọn đối tượng, phạm vi và thời gian thanh tra theo quy định quản lý rủi ro.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Vinfast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

Ông Lương Hồ Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex

PC Đắk Nông: Nâng cao khả năng vận hành, ngăn ngừa sự cố lưới điện

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội

Hiện thực hóa giấc mơ ''an cư'' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng

LOTTE Mart Nam Sài Gòn tiết kiệm 24% điện năng mỗi năm nhờ nền tảng AI BEMS

ICD Tân cảng Sóng Thần lọt vào top 10 công ty đại chúng quản trị tốt

Sắp diễn ra toạ đàm giữa Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với doanh nghiệp

Hội Kỹ thuật Công nghệ Hóa học Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Dấu ấn Siberian Wellness tại Wellness Expo 2024

Nhìn lại hành trình của Chủ tịch tập đoàn đa ngành BIM Group Đoàn Quốc Việt

PC Quảng Nam tăng cường bảo đảm an toàn điện trước bão số 7

Hội nghị chuyên đề đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Vinh quang thợ mỏ: “30 năm Sáng tạo - Năng suất - Thu nhập cao”

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng