Thứ hai 30/12/2024 01:19

Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 30/3/2024: Giá Won tại các ngân hàng ổn định, Vietinbank giảm chiều mua

Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 30/3/2024, giá Won tại các ngân hàng tương đối ổn định. Ngân hàng TPBank tiếp tục mua Won với giá cao nhất là 17,44 VNĐ/KRW.

Tỷ giá Won hôm nay ngày 30/3/2024 tại thị trường trong nước

Theo khảo sát của Báo Công Thương sáng nay 30/3/2024, tỷ giá Won tại các ngân hàng tương đối ổn định so với ngày hôm qua, chỉ có 1 ngân hàng giảm giá mua vào.

Tại Vietcombank, tỷ giá Won Vietcombank chiều mua vào và chiều bán ra ở mức 15,91 VND/KRW và 19,28 VND/KRW. Tỷ giá Won tại VietinBank, chiều mua vào và bán ra là 16,23 VND/KRW và 20,23 VND/KRW.

Tỷ giá Won tại ngân hàng Vietcombank hôm nay ngày 30/3/2024. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h)

So sánh tỷ giá Won Hàn Quốc (KRW) giữa 8 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Hôm nay 30/03/2024 tỷ giá KRW ở chiều mua vào có 0 ngân hàng tăng giá mua, 1 ngân hàng giảm giá mua và 7 ngân hàng giữ nguyên giá mua vào so với hôm qua. Trong khi đó chiều bán ra có 2 ngân hàng tăng giá bán ra, 0 ngân hàng giảm giá bán và 6 ngân hàng giữ nguyên giá bán so với hôm qua.

Hôm nay Ngân hàng Tiên Phong mua Won Hàn Quốc (KRW) giá cao nhất là 17.44 VNĐ/KRW. Bán Won Hàn Quốc (KRW) thấp nhất là Ngân hàng Tiên Phong với 18.97 VNĐ một KRW

Tỷ giá Won khảo sát tại một số ngân hàng hôm nay ngày 30/3/2024. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h)

Tỷ giá Won chợ đen

Hôm nay 30/3/2024, khảo sát tại thị trường chợ đen lúc 9 giờ cho thấy, tỷ giá Won tăng chiều mua vào với mức giá là 18,68 VND/KRW và bán ra là 19,1 VND/KRW so với ngày hôm qua.

Tỷ giá Won tại chợ giá hôm nay ngày 30/3/2024. (Ảnh chụp màn hình lúc 9h)

Tại Hà Nội, phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm) là nơi trao đổi ngoại tệ lớn nhất có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (đô la Mỹ), Euro, Yên (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Xu hướng của đồng Won

Niềm tin tiêu dùng của Hàn Quốc đã đảo chiều – sụt giảm vào tháng 3, trong bối cảnh giá hàng nông sản tăng vọt và chi tiêu tư nhân giảm sút. Chi tiêu và niềm tin người tiêu dùng giảm sút làm tăng áp lực với Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, áp lực tiêu cực lên tỷ giá WON Hàn Quốc.

Tỷ giá WON Hàn Quốc diễn biến ảm đạm trong 1 tuần gần đây. Chi tiêu nội địa và niềm tin tiêu dùng giảm sút gây áp lực lên WON Hàn Quốc và chính sách tiền tệ của BOK.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng tổng hợp ở mức 100,7 trong tháng này, giảm so với mức 101,9 của tháng trước, theo cuộc khảo sát do Ngân hàng Hàn Quốc thực hiện. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Hàn Quốc đang ở gần ranh giới giữa lạc quan và bi quan.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết niềm tin tiêu dùng giảm xuống do giá hàng nông sản tăng và nhu cầu nội địa trì trệ. Dự báo lạm phát tăng trong tháng này, chấm dứt đà giảm 2 tháng trước đó.

Tháng này, người dân dự kiến giá tiêu dùng tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng với mức 3,0% của tháng trước.

Các con số này được theo dõi chặt chẽ, vì xu hướng tăng của chúng có thể khiến các doanh nghiệp tăng giá và người dân yêu cầu tăng lương, từ đó dẫn đến áp lực tăng giá hơn nữa trong tương lai.

Ngân hàng trung ương của đất nước này tại cuộc họp chính sách tháng 2 đã giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 3,5% tháng thứ 9 liên tiếp trong bối cảnh lạm phát giảm chậm hơn dự kiến và nợ hộ gia đình cao.

Việc đóng băng lãi suất diễn ra sau khi Ngân hàng Hàn Quốc tăng lãi suất 7 lần liên tiếp từ tháng 4/2022 đến tháng 1/2023.

Chi tiêu của người tiêu dùng Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm lãi suất khi ngân hàng trung ương thực hiện điều này, một thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng cho biết.. Ông cũng nói thêm rằng, nhu cầu nội địa hiện trở nên nhạy cảm hơn với lãi suất so với trước đây.

“Sẽ có những tác động tích cực từ việc bình thường hóa lãi suất sau khi lạm phát được ổn định, vì nó sẽ giảm bớt gánh nặng trả nợ”, bà Suh Young-kyung, quan chức sắp mãn nhiệm, nói với giới truyền thông trước cuộc họp chính sách cuối cùng của bà vào tháng 4/2024. Tuy nhiên, bà Suh từ chối trả lời câu hỏi về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Bà Suh cho biết chi tiêu nội địa phục hồi chậm hơn dự kiến do trở nên nhạy cảm hơn với lãi suất, vốn đã duy trì ở mức cao trong thời gian dài.

Hội đồng chính sách tiền tệ sẽ quyết định về lãi suất sau khi cân nhắc cẩn thận cả hai phía, bà Suh cho biết, đồng thời liệt kê lạm phát, nhu cầu nội địa, nợ hộ gia đình và giá nhà là những yếu tố then chốt.

Trong cuộc họp gần nhất vào tháng 2, hầu hết các thành viên hội đồng quản trị của BOK cho biết còn quá sớm để thay đổi chính sách tiền tệ, nhằm xoa dịu kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của các nhà đầu tư sau khi giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 15 năm.

Tổng kết lại, tỷ giá WON Hàn Quốc đang rơi vào đà giảm do chi tiêu nội địa và niềm tin tiêu dùng giảm sút ở Hàn Quốc, BOK cũng gặp khó khăn trong việc cân đối hài hoà giữa giữ nguyên chính sách tiền tệ để bình ổn giá hoặc nới lỏng tiền tệ để kích thích tiêu dùng nội địa cũng như giảm bớt gánh nặng nợ hộ gia đình.

Tham khảo các địa chỉ đổi ngoại tệ - mua bán Won tại Hà Nội:

1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến - số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang - số 43 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

5. Cửa hàng Toàn Thủy - số 455 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và số 6 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội

6. Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu - số 19 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

7. Cửa hàng Chính Quang - số 30 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

8. Cửa hàng Kim Linh 3 - số 47 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

9. Cửa hàng Huy Khôi - số 19 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB

Tham khảo các địa chỉ đổi ngoại tệ - mua bán Won được yêu thích tại TP. Hồ Chí Minh:

1. Thu đổi ngoại tệ Minh Thư - số 22 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

2. Tiệm vàng Kim Mai - 84 Cống Quỳnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

3. Tiệm vàng Kim Châu - 784 Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10. TP. Hồ Chí Minh

4. Trung tâm Kim Hoàn Sài Gòn - số 40-42 Phan Bội Châu, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

5. Đại lý thu đổi ngoại tệ Kim Hùng - số 209 Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

6. Cửa hàng trang sức DOJI - Diamond Plaza Lê Duẩn, 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

7. Tiệm Kim Tâm Hải - số 27 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh

8. Tiệm vàng Bích Thuỷ - số 39 chợ Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

9. Tiệm vàng Hà Tâm - số 2 Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

10. Hệ thống các PGD tại các ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh như: Sacombank, VietinBank, Vietcombank, SHB, Eximbank.

* Thông tin mang tính tham khảo.

Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Tỷ giá Won hôm nay