Thứ bảy 16/11/2024 07:21

“Tụt hạng” trong cải cách hành chính, Bộ NN&PTNT yêu cầu làm rõ nguyên nhân

Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 đạt thấp hơn 2 năm trước (2018, 2019), “tụt hạng” từ thứ 4 xuống thứ 9/17 Bộ ngành. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính lĩnh vực “cải cách thủ tục hành chính” của Bộ đạt thấp, xếp thứ 16/17 Bộ.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ năm 2020 có tổng điểm đạt 86,04/87,56 (giá trị trung bình), trong đó, điểm thẩm định đạt 58,31/66,5 (đạt 87,7%) và điểm điều tra xã hội học đạt 27,73/33,5 (đạt 82,77%). So sánh kết quả giữa năm 2019 và năm 2020 (-2,19%) bị giảm 5 bậc (năm 2019 xếp nhóm một, đứng thứ 4/17 Bộ, ngành).

Chiều 28/6, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi họp bàn về công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ thời gian qua và định hướng giải pháp trong thời gian tới.

Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Theo đó, nhìn chung chỉ số cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT năm 2020 đạt thấp hơn 2 năm trước (2018, 2019), “tụt hạng” từ thứ 4 xuống thứ 9/17 Bộ ngành. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính lĩnh vực “cải cách thủ tục hành chính” của Bộ đạt thấp xếp thứ 16/17 bộ, hầu hết các lĩnh vực còn lại xếp thứ hạng ở khoảng giữa của 17 Bộ, ngành.

Đồng thời, kết quả điều tra xã hội học của một số lĩnh vực đánh giá cải cách hành chính của Bộ năm 2020 cũng bị mất điểm tại các Tiêu chí, Tiêu chí thành phần đã ảnh hưởng đến kết quả chung Chỉ số cải cách của Bộ năm 2020.

Tại cuộc họp đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ NN&PTNT diễn ra chiều ngày 28/6, ông Đặng Duy Hiển- Phó chánh văn phòng Bộ NN&PTNT- nhận định, những tháng đầu năm 2021, nhiều thủ tục hành chính chưa được theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả trên môi trường điện tử do một số đơn vị chưa thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ. Số lượng thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 còn ít (50/241). Trong đó, 24 thủ tục hành chính chạy trên Một cửa quốc gia; 26 thủ tục hành chính chạy trên Cổng dịch vụ công của Bộ. Tuy nhiên, Cổng Dịch vụ công của Bộ chưa đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 22/2019/BTTTT. Hiện tại mới chỉ có 13/26 thủ tục hành chính chạy được trên hệ thống, tích hợp được 11 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là một con số quá ít so với yêu cầu.

Để giải quyết các “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính của Bộ hiện nay, ông Đặng Duy Hiển cho rằng, các đơn vị thuộc Bộ phải quan tâm đến việc công bố thủ tục hành chính ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, gửi kèm dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính khi trình ký văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 1505/QĐ-BNN-PC ngày 3/5/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Ngay sau khi phát hành văn bản quy phạm pháp luật cần gửi Văn phòng Bộ để theo dõi và ngay sau khi phát hành quyết định công bố thủ tục hành chính phải gửi Văn phòng Bộ cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Các đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện Phần mềm cơ chế Một cửa Quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Bộ đảm bảo chạy ổn định, đáp ứng yêu cầu. Các đơn vị quan tâm xử lý khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đảm bảo các phản ánh, kiến nghị đều được trả lời theo quy định.

Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định, nếu không khắc phục những tồn tại và hạn chế thì việc khôi phục lại vị trí xếp hạng về cải cách thủ tục hành chính của Bộ sẽ khó thực hiện.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng, trong cải cách thủ tục hành chính nếu không hành động quyết liệt mà đứng yên thì sẽ bị tụt hậu. Vì vậy, để khôi phục lại vị trí xếp hạng của Bộ trong cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm qua triển khai thực hiện kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2020 theo từng lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần. Theo đó, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, có biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính của Bộ và các đơn vị năm nay và các năm tiếp theo.

Đồng thời yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ với Văn phòng Bộ xây dựng tiêu chí đánh giá chấm điểm cải cách thủ tục hành chính của các đơn vị. Tiến hành họp 3 tháng/lần, 6 tháng sơ kết và tổng kết sau 1 năm. Những thủ tục nào thuộc đơn vị nào đã hoàn thành và chưa hoàn thành phải chấm điểm cụ thể, phải lượng hóa. Yêu cầu lãnh đạo các Cục, Vụ phải cam kết trách nhiệm, nếu không hoàn thành phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

“2 năm liền xếp hạng cải cách hành chính thứ 4, năm 2020 tụt xuống thứ 9 phải làm rõ những nguyên nhân gì, trên cơ sở phải nhanh chóng khắc phục và giải quyết thứ hạng. Phải bắt đúng nguyên nhân để cải cách hành chính, chứ điều trị triệu chứng "không ăn thua". Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và độ mở lớn, trước diễn biến dịch Covid-19 thì ngành nông nghiệp phải vận dụng sáng tạo, đơn giản các thủ tục hành chính chứ không phải "trói người ta lại", ông Phùng Đức Tiến nói.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang