Chủ nhật 24/11/2024 13:19

Từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Hiện Việt Nam đã và đang hoàn thiện khung chính sách về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26.

Từng bước hoàn thiện khung chính sách

Từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris và ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris. Từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam quyết liệt thực hiện Thỏa thuận này.

Với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris, sau gần bốn năm triển khai, Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” (VN-SIPA) đã có những đóng góp quan trọng. Đặc biệt là tư vấn và hỗ trợ quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu, xây dựng và cập nhật NDC, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mối quốc gia, các bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện NDC và Thỏa thuận Paris.

Ông Tăng Thế Cường đã chia sẻ một số kết quả đạt được của dự án

Theo ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Với sự hỗ trợ của Dự án và một số đối tác khác, ở cấp Trung ương, Việt Nam trình NDC năm 2020 và cập nhật năm 2022, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các khung chính sách, kế hoạch về BĐKH (01 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, 03 Thông tư gồm: Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT, Thông tư 17/2022/TT-BTNMT; Thông tư số 48/2022/TT-BGTVT) nhằm đưa ra lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 được xây dựng và hoàn thiện. Đây là một trong những kết quả rất tích cực mà dự án đạt được.

Bên cạnh đó, VN-SIPA đã tư vấn và hỗ trợ các Bộ, ngành xây dựng được 04 hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành: Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), giao thông vận tải, xây dựng, và quản lý chất thải; xây dựng các chính sách, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong đó có thông tư Hướng dẫn về dãn nhãn năng lượng đối với ô tô con, xe mô tô, xe máy sử dụng năng lượng điện; rà soát mức giảm phát thải khí nhà kính đối với hoạt động chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng tại năm thành phố lớn; Quy định quản lý nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải chủ trì; hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030; thực hiện NDC ngành trồng trọt, chăn nuôi, LULUCF, v.v…

Các chính sách, kế hoạch mang tính chiến lược đều được các Bộ, ngành lồng ghép các giải pháp thực hiện NDC nhằm xây dựng một nền tảng, cơ sở pháp lý hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý

Bên cạnh hoàn thiện khung chính sách, VN-SIPA cũng đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực của các cơ quan đầu mối quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện NDC và Thỏa thuận Paris là vô cùng quan trọng.

Theo đó, Dự án đã tổ chức các chương trình thăm quan học tập, các đợt làm việc tập trung cho các chuyên gia soạn thảo các chính sách chiến lược, các hội thảo tập huấn, v.v… với mục tiêu: Phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng đàm phán một cách tích cực và chủ động tại các đàm phán về khí hậu quốc tế; nâng cao năng lực để thực hiện các mục tiêu và giải pháp của NDC; nâng cao năng lực Kiểm kê khí nhà kính; nâng cao nhận thức về rủi ro biến đổi khí hậu và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu thăm mô hình thoát nước bền vững ở TP Đồng Hới, Quảng Bình

Ngoài ra, dự án VN-SIPA còn phối hợp với các đối tác (gồm cả tư nhân) triển khai thí điểm thành công ba giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) đô thị ở TP. Đồng Hới, Quảng Bình cùng với năm mô hình canh tác nông nghiệp dựa vào hệ sinh thái và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh. Các biện pháp này có tác dụng trữ nước mưa, làm giảm rủi ro lũ lụt, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đồng thời tăng cường đa dạng sinh học.

Đánh giá về kết quả của dự án ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhận định: “Trong bốn năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ chính đã được Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành và GIZ thống nhất”.

Giai đoạn I dự án khép lại với nhiều kết quả và thành tựu đáng ghi nhận trong việc hỗ trợ các Bộ, ngành và Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu. Giai đoạn II của dự án sẽ được mở ra với những chương trình và mục tiêu mới.

Ông Jens Schmid-Kreye, Phó phòng Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam mong đợi:“các ban, ngành tiếp tục chung tay, hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để cùng nhau hướng tới mục tiêu quốc gia trung hòa khí hậu vào năm 2050, thực hiện NDC, và mục tiêu cụ thể của Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)giữa Việt Nam và các nước trong và ngoài G7, được chính phủ Việt Nam thông qua vào cuối tháng 12 năm 2022”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Tấn cho rằng, dự án cần hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP 26 và Tuyên bố Chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng JETP. Trong đó, chú trọng thực hiện NDC và Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học; tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật triển khai JETP, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án VN-SIPA được hợp tác thực hiện giữa Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) với sự phối hợp của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng và hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh triển khai từ năm 2019 đến tháng 3/2023
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh