Thứ bảy 19/04/2025 13:36

Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên mức án tử hình là hình phạt chung cho cả ba tội danh.

Chiều 11/4, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã tuyên án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 11/4. (Ảnh: Hoàng Thanh)

Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ và tử hình tội Tham ô tài sản. Tổng bị cáo lĩnh án chung là tử hình.

Sáng cùng ngày, Hội đồng xét xử công bố một phần bản án liên quan tới hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Hội đồng xét xử nhận định, căn cứ hồ sơ, chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo trong quá trình thẩm vấn công khai tại tòa, có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ Công ty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều pháp nhân khác. Trong đó, Công ty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, điều hành.

Trước thực trạng yếu kém, buộc phải mua hoặc hợp nhất 3 ngân hàng tiền thân SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thu mua lượng lớn cổ phần ngân hàng nêu trên để nắm quyền biểu quyết quyết định tiến tới hợp nhất 3 ngân hàng.

Sau khi hợp nhất, lợi dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong việc tái cơ cấu, bị cáo đã từng bước sở hữu số lượng lớn cổ phần của SCB, sử dụng ngân hàng như một công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và Hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận lời bào chữa của bị cáo Trương Mỹ Lan và các luật sư về việc thực tế bị cáo chỉ có 15% cổ phần, bao gồm của bị cáo và 2 người con gái. Quá trình điều tra, những người đứng tên trên 75% cổ phần tại SCB đều thừa nhận đứng tên hộ bị cáo Trương Mỹ Lan.

Cũng theo Hội đồng xét xử, SCB là ngân hàng thương mại cổ phần, theo quy định pháp luật, quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi số đông cổ đông biểu quyết thông qua. Vì vậy, việc chiếm trên 91,5% cổ phần tại SCB nên Trương Mỹ Lan thực tế đã chi phối và thực chất điều hành toàn bộ hoạt động tại ngân hàng này.

Hội đồng xét xử cũng đánh giá bị cáo Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch... Tuy nhiên, bị cáo phạm tội với vai trò cầm đầu, phạm tội có tổ chức trong thời gian dài; với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên phải xử lý nghiêm.

"Hành vi của bị cáo không chỉ phạm đến quyền quản lý tài sản của các cá nhân, tổ chức mà còn đẩy SCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; sói mòn niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước", bản án nhận định.

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, gây thiệt hại hơn 677.000 tỷ đồng, tương đương dư nợ của 1.284 khoản vay. Đáng lẽ các bị cáo bồi hoàn toàn bộ, tuy nhiên, bản chất số tiền thất thoát là do bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng, chỉ đạo sử dụng, các bị cáo khác nghe theo chỉ đạo của bị cáo Lan để thực hiện hành vi sai phạm.

"Thực chất bản chất 1.284 khoản vay này SCB thực hiện không đúng quy định, số hợp đồng vay này là phương thức, thủ đoạn để bị cáo Lan rút tiền SCB sử dụng. Vì vậy, tòa chỉ buộc bị cáo Lan bồi hoàn tiền lãi, toàn bộ dư nợ 1.284 khoản vay được xác định chiếm đoạt, gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB", Hội đồng xét xử nhận định.

Theo Hội đồng xét xử, tính toán khấu trừ phần nghĩa vụ của bị cáo Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước, cựu Tổng giám đốc Công ty Tường Việt... đã hoàn trả cho Trương Mỹ Lan, số tiền mà Trương Mỹ Lan còn phải khắc phục là 673.849 tỷ đồng.

* Hội đồng xét xử vẫn đang tuyên án...

Chí Tâm - Đức Trung
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc chuột quy mô 'khủng' làm từ gạo, vỏ trấu

Hiệp hội Sữa Việt Nam cảnh báo thông tin sai lệch về vụ án sữa giả 500 tỷ đồng

Thành phố Huế: Cháy bùng phát ở chợ An Lỗ

Nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty Hoàng Nhâm tại Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Công ty Cổ phần IBS tại Long An bị cưỡng chế thuế

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Thạch Anh tại Đắk Lắk

Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Cưỡng chế thuế Công ty Giấc Mơ Tây Bắc tại Lai Châu

Thanh Hóa: Phạt nặng doanh nghiệp sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả

Quảng Ninh: Thượng úy Nguyễn Đăng Khải anh dũng hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?