Thứ tư 27/11/2024 07:38

Trạm biến áp lớn nhất Thủ đô Hà Nội đảm bảo “mục tiêu kép”

Trạm biến áp 500kV Thường Tín (huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những trạm biến áp lớn nhất miền Bắc và lớn nhất tại Thủ đô Hà Nội. Sản lượng điện cung cấp cho TP Hà Nội mỗi năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh, chiếm gần 25%.

Lãnh đạo Truyền tải điện Hà Nội cho biết, Trạm biến áp 500kV Thường Tín có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia vì là điểm nút truyền tải cho mạch truyền tải 500kV tuyến Bắc-Nam và đảm bảo nguồn công suất chính cho khu vực Tây và Nam Hà Nội. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ tháng 5/2021 khi tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, đơn vị đã yêu cầu Trạm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người lao động. Thực hiện kiểm tra thân nhiệt thường xuyên đối với CBCNV trong Trạm. Toàn bộ cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Trạm (19 người) được cách ly tuyệt đối, ăn nghỉ tập trung tại Trạm, nhằm đảm bảo “mục tiêp kép”.

Trạm biến áp 500kV Thường Tín

Trong thời gian này, các khu ăn nghỉ đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu và nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày. Công tác hậu cần giao cho bộ phận nấu ăn ca của Trạm thực hiện có sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm và phòng chống dịch COVID-19; chế độ, mức ăn hàng ngày thực hiện theo quy định của EVN/EVNNPT.

Các đội công tác đến làm việc tại Trạm phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch như vệ sinh như rửa tay khử trùng và đeo khẩu trang, tăng cường tần suất kiểm tra thân nhiệt, hạn chế đi lại và tuyệt đối không được vào khu vực Phòng điều khiển trung tâm của Trạm biến áp.

Kỹ sư, công nhân trực vận hành tại Trạm biến áp

Đơn vị cũng đã trang bị quần áo, bảo hộ y tế cho lực lượng vận hành khi tiếp xúc với đội công tác và đi qua khu vực dịch bệnh. Đồng thời, bố trí cố định các kíp trực để hạn chế lây chéo nếu bị nhiễm dịch cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Người không có nhiệm vụ tuyệt đối không vào khu vực vận hành.

Kiểm tra tình trạng vận hành thiết bị ngoài trời tại trạm

Không chỉ đợt dịch này mà ngay từ những đợt dịch bệnh trước, Truyền tải điện Hà Nội đã triển khai xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19, với nhiều phương án, kịch bản chi tiết và chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị lập phương án cụ thể hóa tại đơn vị có tính đến tình huống xấu nhất khi dịch bệnh kéo dài. Trong đó tổ chức cho nghỉ tại nhà nghỉ ca, hoặc nghỉ tại một phòng riêng trong Trạm với đầy đủ trang bị vật dụng thiết yếu chăn màn và nhu yếu phẩm.

Dù gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội, nhưng tất cả các CBCNV trạm biến áp đều quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo trạm vận hành an toàn, cấp điện cho thủ đô trong mọi tình huống.

PV

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'