Thứ bảy 23/11/2024 23:35

Trái vải Việt Nam sẽ vào thị trường Úc

Trái vải Việt Nam vừa chính thức được cho phép nhập khẩu (NK) vào Australia. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với bà Nguyễn Hoàng Thúy – Đại diện Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Australia - xung quanh tín hiệu vui này.
Nguyễn Hoàng Thúy – Đại diện Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Australia

Bà nhận định thế nào về tiềm năng của thị trường Australia với trái vải Việt Nam?

Australia là thị trường lớn với 23 triệu dân nhưng mới chỉ có 11,2% hộ gia đình ăn vải và chủ yếu là dân Á Đông. Do vậy, thị trường còn nhiều cơ hội để mở rộng. Bên cạnh đó, mặc dù Australia là nước trồng và đang có kế hoạch xuất khẩu (XK), nhưng do mùa vải của Australia trái với mùa vải của Việt Nam (giữa tháng 10 đến tháng 3 năm sau) nên vải Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiêu thụ tại thị trường Australia.

Đặc biệt, vải Australia có giá cao. Giá tại trang trại hiện khoảng 5,5 AUD/kg (tỷ giá AUD và USD gần tương đương) và giá bán tại thị trường khoảng 20 AUD/kg nên vải Việt Nam có cơ hội cạnh tranh về giá.

Cơ hội đã rõ, nhưng Australia cũng là thị trường được xếp loại khó tính nhất thế giới. Để tận dụng tốt nhất cơ hội này, các DN phải chú ý những điều gì?

Để XK trái vải sang Australia, DN cần có nguồn cung ổn định, chất lượng và sẽ phải vượt qua các quy trình về vệ sinh kiểm dịch khá ngặt nghèo của Australia.

Cụ thể, các cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, thu hoạch giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất.

Trước mỗi mùa vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện NK của Australia. Bao bì đóng gói phải bảo đảm hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng carton đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý…

Việc trái vải được cấp phép nhập khẩu vào Australia sẽ là cơ hội cho mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam. Bởi lẽ, Chính phủ Australia chỉ cấp phép cho từng loại quả một và vải là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam. Nếu trái vải “xuôi chèo” thì các loại trái khác của Việt Nam như thanh long, xoài, nhãn… sẽ “mát mái” trong việc thâm nhập vào thị trường này.

Vải XK phải được xử lý chiếu xạ tại các cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận (Công ty Chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty CP Chiếu xạ An Phú).

Lô vải XK phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu NK của Australia và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện NK vải tươi vào Australia và tuân thủ quy định tại Chương trình XK quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Australia”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”…

Những công việc tiếp theo của Việt Nam để trái vải nhanh chóng đi vào thị trường Australia ngay sau khi được cấp phép là gì?

Điều đầu tiên là chúng ta cần xây dựng một bộ thông tin chuẩn về trái vải Việt Nam, lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia để quảng bá. Trên cơ sở bộ thông tin chuẩn nói trên, thiết kế và in ấn tờ rơi phát cho các DN NK, người tiêu dùng tại các chợ Á Đông và các siêu thị lớn của Australia tại các thành phố lớn. Việc xây dựng một bộ phim ngắn để quảng bá trên một số kênh thông tin, tuyên truyền cũng hết sức cần thiết. Thương vụ sẽ phối hợp với Hội Doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm trước mắt là vận động các DN Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong cộng đồng người Việt và người Á Đông tại Australia, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác