Chủ nhật 24/11/2024 05:13

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận thiết lập hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, ngành vi mạch bán dẫn đã trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của Thành phố.

Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh cũng đề cập lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn trở thành ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thành phố.

Ngành vi mạch bán dẫn trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành đô thị thông minh, là Thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số… Trong đó, TP. Hồ Chí Minh xác định ngành vi mạch bán dẫn trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là động lực tăng trưởng và là ngành ưu tiên thu hút đầu tư.

Liên quan đến lĩnh vực này, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 31/10 đến 2/11.2024 Thành phố tổ chức Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Sài Gòn.

Theo bà Ngọc, Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024 được tổ chức nhằm mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn nói riêng, ngành công nghệ cao nói chung trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận thiết lập hệ sinh thái ngành công nghệ cao. Triển lãm này là một phần trong chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2024 - 2030 nhằm thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, giảm phụ thuộc công nghệ nước ngoài. “Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới của ngành vi mạch bán dẫn TP. Hồ Chí Minh”, bà Ngọc khẳng định.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, với quy mô khoảng 150 gian hàng, triển lãm không chỉ tập trung vào các công nghệ vi mạch tiên tiến mà còn mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như quang điện tử, robot, nhà máy thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)trong sản xuất.

Những công nghệ này không chỉ thúc đẩy chuyển đổi số mà còn giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024