TP. Hồ Chí Minh: Nhiều chiêu thức mới để hợp thức hàng hoá nhập lậu

Kinh doanh hàng hóa gian lận trên mạng bùng nổ, thuê kho chứa hàng lậu quy mô lớn, đưa hàng hóa qua lại biên giới để hợp thức hóa hàng lậu... là nhưng chiêu thức mới trong hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại được phát hiện gần đây trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là nhận định của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và kế hoạch thực hiện năm 2021, tổ chức ngày 16/4.

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng cũng là địa bàn để các đối tượng lợi dụng để vận chuyển, chứa trữ, kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, gian lạn thương mại… với nhiều diễn biến phức tạp và ngày càng phát sinh nhiều chiêu thức gian lận mới, khó kiểm soát.

Trong năm 2020, lực lượng 389 thành phố đã phát hiện và xử lý 25.538 vụ vi phạm, giảm đến 45,39% so với năm trước. Trong đó, có 2.769 vụ hàng cấm, hàng nhập lậu; 21.804 vụ gian lận thương mại, 965 vụ hàng giả và khởi tố 113 vụ án.

Tổ chức quay vòng hàng hóa qua biên giới để hợp thức hóa hàng lậu
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cửa hàng kinh doanh túi xánh và phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 thành phố đánh giá, tuy số vụ có giảm trong thời gian gần đây nhưng quy mô, mức độ vi phạm lại lớn, tính chất vụ việc tinh vi, phức tạp, với các phương tiện hiện đại và gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. Trong khi năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức và trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, vì thế hiệu quả phòng chống hàng gian, hàng giả đạt được là chưa cao so với kỳ vọng.

Gần đây, hoạt động tội phạm liên quan đến hàng hóa đã phát sinh nhiều hành vi gian lận mới, tính chất tinh vi và khó kiểm soát. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp tổ chức thuê mặt bằng kho của các công ty lớn có uy tín lâu năm trên thị trường để làm nơi cất giấu hàng hóa nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng với số lượng lớn.

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, việc tạo tài khoản sử dụng thông tin giả để bán hàng trên mạng xã hội, hoặc ứng dụng trực tuyến trên nền tảng Internet ngày càng phổ biến, cơ quan chức năng khó xác định được đối tượng vi phạm cũng như nơi chứa trữ hàng hoá vi phạm để kiểm tra, xử lý vì đa số các thông tin trên mạng thường là thông tin giả. Nhiều vụ việc điều tra gặp nhiều khó khăn do gửi nhầm hàng, việc xác minh từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi chủ hàng không đến làm việc, nhiều khi địa chỉ không có thật, cơ quan chức năng tìm đến tận nơi thì không đúng với thực tế...

Tổ chức quay vòng hàng hóa qua biên giới để hợp thức hóa hàng lậu
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một địa điểm kinh doanh hàng tiêu dùng và phát hiện nhiều mặt hàng không có nguồn gốc, xuất xứ

Đại diện Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước đây đường dây buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển lô hàng lớn, gần đây chuyển sang phương thức nhỏ lẻ, thủ đoạn tinh vi. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan qua phân luồng tự động để buôn lậu hàng hoá có giá trị cao, xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả. Các đối tượng còn tạo ra sự dịch chuyển hàng hoá về các địa bàn lân cận, quá cảnh qua Campuchia, Lào và ngược lại.

Mới đây các doanh nghiệp còn lợi dụng hình thức quá cảnh, tạm nhập tái xuất, hàng xuất kho ngoại quan từ Việt Nam sang Campuchia để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện qua biên giới. Thực tế, không ít doanh nghiệp đã lợi dụng quá trình vận chuyển trên đường để “rút ruột” hàng phi pháp hoặc đưa hàng sang biên giới để hoàn tất thủ tục, sau đó đưa ngược về Việt Nam tiêu thụ.

Theo một số đại biểu tham dự hội nghị, các đối tượng vi phạm sử dụng thủ đoạn ngày càng tinh vi với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại. Việc đấu tranh với các hành vi này gặp khó khăn vì một số quy định pháp luật còn chồng chéo nên khó áp dụng xử phạt, một số trường hợp buôn lậu liên quan đến người nước ngoài không khởi tố được phải hủy án.

Để công tác phòng chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố, các đại biểu đại diện ngành quản lý thị trường, Hải Quan, Công an, Bộ đội Biên phòng của thành phố đề xuất, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ, tích cực chia sẻ thông tin về hàng lậu, hàng giả đồng thời cần sớm được tháo gỡ nhiều quy định pháp luật đang chồng chéo và xử lý nghiêm tình trạng cán bộ tiếp tay cho những hành vi vi phạm trong từng đơn vị.

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh - chỉ đạo, để đẩy lùi hàng gian, hàng giả trên thị trường, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng, có quy trình xử lý để công tác phối hợp và thời gian xử lý tốt hơn. Trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả... phải gắn trách nhiệm người đứng đầu. Bà Phan Thị Thắng cho rằng, công tác nắm tình hình rất quan trọng, các đơn vị cần phải vận động được từ cơ sở, từ cảnh sát khu vực, tổ dân phố. Vì vậy, đề nghị các quận huyện, Ban Chỉ đạo 389 các quận huyện quan tâm công tác kiểm soát từ cấp cơ sở, vì từ kênh thông tin cơ sở lực lượng chuyên trách sẽ có nguồn thông tin chính xác, từ đó tìm ra những đường dây, ổ nhóm buôn lậu, làm hàng giả chuyên nghiệp, có tổ chức để xử lý tận gốc.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 tiệm vàng cùng ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động