Thứ hai 25/11/2024 01:04

TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, hàng giả có chiều hướng gia tăng

Các vụ việc về thuốc lá điếu nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TP.Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng trong nửa đầu năm 2023.

Tại TP. Hồ Chí Minh, dù lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, kiểm soát song hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ thực phẩm, đồ gia dụng, cho tới thời trang, thuốc lá điếu…

Ghi nhận từ các vụ việc vi phạm được công bố trong những tháng đầu năm 2023 của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho thấy, hàng lậu, hàng giảvà hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang có xu hướng gia tăng.

Trong đó, chỉ tính riêng với mặt hàng thuốc lá, trong 6 tháng đầu năm nay các Đội Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra 69 vụ và có tới có 52 vụ vi phạm. Số hàng hóa vi phạm này gồm 1.517 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 6.877 điếu xì gà là hàng cấm và 5.403 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện thuốc lá điện tử nhập lậu. Với tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 3,7 tỷ đồng.

Hàng hóa vi phạm bị thu giữ

Với hàng hóa nhập lậu, lực lượng Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra, xử lý 408 vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 658.419 đơn vị sản phẩm là dụng cụ y tế, thuốc tân dược, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, xe đạp, mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo, linh phụ kiện điện thoại di động, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, điện thoại di động, văn phòng phẩm, vải, giày dép, đồ dùng cá nhân, thiết bị điện, phụ liệu may mặc… với tổng trị giá hàng hóa vi phạm, trị giá ước tính hơn 22 tỷ đồng.

Với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý 545 vụ vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và tạm giữ 560.283 đơn vị sản phẩm đồ dùng cá nhân, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, đồ ngũ kim, phụ kiện điện thoại di động, thực phẩm…

Báo động hơn, khi tăng cường kiểm tra tại các trung tâm thương mại, tuyến đường phố, địa bàn lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 439 vụ vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Tạm giữ 49.172 đơn vị sản phẩm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, ví, hàng điện tử, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, đồng hồ, vải, gas, dụng cụ cầm tay… nhãn hiệu Honda, Yamaha Adidas, Nike, Chanel, Valentino, Versace, Louis Vuitton, Hermes, Gucci Apple, Dior, Rolex, Patek Phillippe, Kova, MLB, Zara....

Ngoài ra lực lượng chức năng cũng tạm giữ 127.690 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại là hàng không hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu.

Trên không gian mạng, các Đội Quản lý thị trường còn phát hiện tạm giữ 12.097 đơn vị sản phẩm hàng hóa các loại là hàng hóa nhập lậu, hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 1.805 vụ (tăng 838 vụ, tăng 86,65% so với cùng kỳ năm trước); số vụ xử lý: 1.594 vụ, trong đó có 24 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính/Quyết định tịch thu theo thẩm quyền của UBND/TP, UBND quận/huyện; 1.570 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính/Quyết định tịch thu theo thẩm quyền của Quản lý thị trường.

Đáng chú ý, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự 8 vụ (trong đó, có 04 vụ hàng giả, 03 vụ hàng lậu và 01 vụ hàng cấm).

Nhận định tình hình 6 tháng cuối năm, đại diện Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết: Dự báo tình hình kinh tế thành phố 6 tháng cuối năm 2023 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng sẽ gặp những thách thức, tình hình giá cả hàng hóa sẽ có nhiều biến động do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ bản. Do đó cần phải kiểm soát kĩ tình hình giá cả hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp không niêm yết giá, tăng giá bất hợp lý, găm hàng.

Bên cạnh đó, dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra nhiều vào 6 tháng cuối năm dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng sẽ tiếp tục tăng mạnh bởi lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại nên sẽ đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng.

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng dự báo hoạt động buôn lậu và sản xuất kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm... sẽ có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa. Đặc biệt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm; hàng hóa sẽ tiếp tục tập kết tại các kho hàng, bến bãi; vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả xuất xứ, không rõ nguồn gốc,… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, logistics.. nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Từ những dự báo trên, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ tập trung tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử và hậu kiểm an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm sự ổn định của thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số vụ kiểm tra chuyên ngành của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh là 1.805 vụ, tăng 86,65%; số thu nộp ngân sách trên 37 tỷ đồng, tăng 150,46% và trị giá hàng hóa buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tăng 93%.
Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024