Thứ bảy 17/05/2025 04:06

TP. Hồ Chí Minh: 3 nhóm công trình vi phạm có điều kiện được tồn tại

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh vừa hướng dẫn các tiêu chí phân loại công trình vi phạm trật tự xây dựng. Hướng dẫn này nhằm hệ thống lại để các quận, huyện căn cứ vào đó xử lý dứt điểm các công trình vi phạm bị "treo" nhiều năm nay.

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, căn cứ các hướng dẫn của Bộ Xây dựng, các quy định pháp luật hiện hành, Sở Xây dựng đưa ra các điều kiện 3 nhóm công trình được tồn tại.

Nhóm 1 là công trình xây dựng vi phạm từ ngày 4/1/2018 đến ngày 15/1/2018 (ngày Nghị định 139/2017 của Chính phủ về xử phạt lĩnh vực xây dựng có hiệu lực), gồm các nội dung: công trình mới nhưng sai nội dung giấy phép xây dựng; công trình xây sai so với giấy phép sửa chữa, cải tạo; công trình xây dựng sai thiết kế, quy hoạch được duyệt theo Nghị định 121/2013 của Chính phủ.

Một công trình vi phạm xây dựng bị cưỡng chế tại quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh)

Theo đó, các công trình thuộc nhóm 1 được cho tồn tại nếu đáp ứng được các tiêu chí: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến các công trình phụ cận, không có tranh chấp về chủ quyền hợp pháp, phù hợp với quy hoạch hiện tại, hành vi vi phạm được phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Chủ đầu tư phải nộp 40% lợi nhuận từ phần xây dựng vi phạm với nhà ở riêng lẻ, còn với dự án bất động sản là 50%.

Nhóm 2 gồm, các công trình xây dựng không có giấy phép; công trình xây sai thiết kế, quy hoạch chi tiết 1/500. Điều kiện cho tồn tại nhóm này, gồm các tiêu chí giống nhóm 1 nhưng khác ở chỗ hành vi vi phạm từ 4/1/2018 và kết thúc trước 15/1/2018 nhưng sau ngày này mới bị phát hiện.

Nhóm 3 là các công trình không phép, sai phép vi phạm sau ngày 15/1/2018. Điều kiện cho tồn tại tương tự như nhóm 1 nhưng khác ở chỗ công trình chưa bị tổ chức cưỡng chế và đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.

Đáng chú ý, 3 nhóm công trình trên sẽ được Sở Xây dựng thành phố cho phép các cơ quan chức năng xử lý theo hướng điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng mới với hiện trạng công trình trước khi được hoàn công, cấp giấy chủ quyền.

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, không cho phép tồn tại trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, đất hành lang kênh rạch, công trình công cộng… hoặc nhà xây dựng sai mẫu trong các dự án được duyệt quy hoạch 1/500 đều phải bị xử lý, tháo dỡ.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Đầu tư Xây dựng Vietstar tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty Phương Đức tại Bắc Giang

Hà Giang: Phát hiện gần 30 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Cần Thơ: Kỷ luật Chánh văn phòng UBND thành phố Cần Thơ do liên quan tham nhũng

Thanh Hóa: Cựu chủ tịch huyện Quảng Xương lĩnh án 5 năm tù

Công khai danh sách 74 cá nhân, doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Thanh Hóa: Xét xử cựu chủ tịch huyện Quảng Xương cùng 10 thuộc cấp

Nữ sinh viên bị 'thao túng tâm lý' lừa mất gần 3 tỷ đồng

Cần Thơ: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy