Chủ nhật 29/12/2024 14:42

Tổng thống Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam từ 15-19/5

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-19/5/2022.

Việt Nam và Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/4/1975. Việt Nam và Hy Lạp có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa chính trị quan trọng.

Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou

Theo Bộ Ngoại giao, trong thời gian qua, mặc dù phải giải quyết khủng hoảng nợ công với nhiều vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội, đối phó với khủng hoảng di dân và tỵ nạn, tập trung vào quan hệ với châu Âu và các định chế tài chính, Hy Lạp vẫn rất coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Việt Nam và Hy Lạp luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong thời gian tới, hai nước cần tăng cường tiếp xúc và trao đổi, ở cấp cao cũng như ở cấp bộ, ngành, địa phương, tổ chức diễn đàn doanh nghiệp để tăng cường hiểu biểu lẫn nhau và xây dựng biện pháp cụ thể đưa quan hệ hai nước phát triển hiệu quả và toàn diện. Gần đây nhất, vào tháng 11/2021, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có chuyến thăm Hy Lạp.

Về kinh tế, quan hệ kinh tế Việt Nam-Hy Lạp còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm gần đây. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Hy Lạp tăng mạnh và Việt Nam luôn xuất siêu ở mức cao.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hy Lạp, các mặt hàng chủ lực như giày dép (18 triệu USD) và dệt may (3,6 triệu USD), là thủy sản (5,8 triệu USD ) và đồ gỗ (2,6 triệu USD).

Thời gian gần đây, hạt điều, cà phê và sản phẩm sắt thép là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Hy Lạp khá cao. Đặc biệt, từ năm 2013, xuất khẩumặt hàng điện thoại di động sang Hy Lạp tăng đột biến đạt từ 73.9 triệu USD năm 2014 lên 116 triệu USD năm 2020, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Ngoài ra các mặt hàng rau quả, cao su... tuy có giá trị thấp nhưng cũng có tiềm năng.

Theo chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Hy Lạp còn thấp, tập trung vào một số mặt hàng chính bao gồm giấy và bìa, nguyên liệu sản xuất thuốc lá… với khối lượng nhỏ.

Về đầu tư, Hy Lạp có 05 dự án nhỏ với tổng số vốn 110,000 USD trong các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, khoa học công nghệ và truyền thông. Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào tại Hy Lạp. Năm 2013, Hy Lạp đặt đóng mới 6 tàu biển tại Việt Nam trị giá 200 triệu USD.

Về hợp tác phát triển, Hy Lạp chưa cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam, nhưng đã có một số hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào lũ lụt, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam... (xây trường học tại Huế trị giá 200.000 USD, ủng hộ 100.000 USD cho quỹ chất độc màu da cam, tặng 100 xe lăn cho Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam ....).

Ngoài ra, hai bên cũng hợp tác về giáo dục, đào tạo. Hiện nay, có khoảng 300 người, tập trung chủ yếu tại Athens và một số đảo lớn của Hy Lạp, đến Hy Lạp phần lớn theo diện di tản năm 1979 và diện đoàn tụ gia đình các năm tiếp theo. Đa số kiều bào làm nghề kinh doanh ăn uống, buôn bán thực phẩm, may mặc, trồng trọt. Người Việt tại Hy Lạp có quan hệ cộng đồng chặt chẽ và khá bền vững, đa số có tinh thần yêu nước, gắn bó với quê hương.

Việt Nam và Hy Lạp đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước (1996); Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển Hy Lạp (2008); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2008)....

Các hiệp định đang đàm phán là Hiệp định tránh đánh thuế trùng và Hiệp định hợp tác hàng hải.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông tin, dự kiến, trong thời gian chuyến thăm, Tổng thống Hy Lạp sẽ hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam, trao đổi về các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ song phương.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp