Thứ năm 28/11/2024 20:11

Tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong đổi mới, công nghệ

Tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong đổi mới, công nghệ, đồng thời cần tạo điều kiện tham gia và thôi thúc sự tự tin của họ trong lĩnh vực này.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam vừa phối hợp với cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách với chủ đề “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”.

Đối thoại cũng là sự kiện hưởng ứng chủ đề ưu tiên của Khóa họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của Liên hợp quốc (CSW67) “Đổi mới, công nghệ và giáo dục trong thời đại kỹ thuật số để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”.

Đây cũng là hoạt động nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái trong đổi mới, công nghệ và giáo dục kỹ thuật số; xác định những tác động của chuyển đổi số đối với những nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, đồng thời nêu bật tầm quan trọng chuyển đổi số với tiềm năng lớn, được tin rằng sẽ trở thành một “động lực thay đổi” quan trọng đối với bình đẳng giới.

Tại Việt Nam, với “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng phê duyệt ngày 3/6/2020 (Quyết định số 749/QĐ-TTg), đổi mới và công nghệ đã trở thành một ưu tiên của Chính phủ và các bộ, ngành trong những năm gần đây.

Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Đặc biệt, những năm gần đây, phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong công nghệ, với cơ hội việc làm rộng mở. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động nữ chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam cao hơn so với thế giới (25%).

Sự đa dạng về giới tính cũng là yếu tố được các hãng công nghệ tại Việt Nam quan tâm nhằm giúp họ tạo ra những sản phẩm tốt, an toàn và phù hợp với đại đa số người dùng. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ vẫn chủ yếu đảm nhiệm các vị trí khác như thử nghiệm, marketing, bán hàng, hành chính và nhân sự hơn là các vai trò kỹ thuật như nhân viên phát triển phần mềm.

Làm thế nào để phá bỏ rào cản và trao quyền cho phụ nữ một cách toàn diện cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam khẳng định, việc nhận thức rõ các vấn đề giới nảy sinh trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, việc nâng cao nhận thức về các cơ hội giáo dục và xóa bỏ khuôn mẫu giới trong chương trình giảng dạy, định hướng nghề nghiệp; đặc biệt là trong đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) được xem là chìa khóa để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào chuyển đổi số.

Với mục tiêu đó, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, thay đổi các kỳ vọng về khuôn mẫu giới trong nghề nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy các hình mẫu phụ nữ tham gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng sẽ tạo lực đẩy thôi thúc sự tự tin của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đồng thời, trang bị cho phụ nữ các kỹ năng và hỗ trợ họ chuyển đổi sang các hình thức việc làm liên quan đến kỹ thuật số là rất quan trọng để đảm bảo rằng phụ nữ không bị bỏ lại phía sau.

Phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong lĩnh vực công nghệ

Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ - bà Trần Thị Hồng Lan cho biết, hiện nay, ở Việt Nam chưa có chính sách ưu đãi, riêng biệt dành cho cán bộ nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đồng thời, quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách chưa tính đến đặc thù, những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Đặc biệt, theo bà Trần Thị Hồng Lan, việc quy định phụ nữ nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm cũng là yếu tố tác động tới quá trình nghiên cứu khoa học của phụ nữ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều định kiến, nhận thức xã hội và quan niệm truyền thống, việc coi vai trò của phụ nữ chỉ gắn với những công việc gia đình và chăm sóc con cái.

Để thu hẹp khoảng cách giới trong việc tiếp cận kỹ thuật số và kỹ năng số, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam - bà Elisa Fernandez Saenz chia sẻ, chúng ta cần phải tăng cường và thúc đẩy giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái trong suốt cuộc đời ở tất cả các cấp; lồng ghép các quan điểm về giới trong chính sách số quốc gia; đẩy mạnh thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn các khía cạnh đầy đủ về giới, đổi mới và công nghệ, đồng thời giải quyết bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, bà Elisa Fernandez Saenz chỉ rõ, cần dự đoán và dự báo nhu cầu công nghệ và kỹ năng trong tương lai giảm để giảm thiểu các tác động bất lợi, mang yếu tố giới của số hóa và tự động hoá. Mặt khác, đưa nội dung phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến vào khung pháo luật chính sách của Việt Nam để đảm bảo trẻ em và phụ nữ không có nguy cơ rơi vào tình cảnh bạo lực trên môi trường mạng.

Đánh giá cao chủ đề ưu tiên của ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam năm nay mang đến cơ hội tuyệt vời, theo bà Pauline Tamaris, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, đây là điều để chúng ta cùng xem xét lại các tác động về giới trong đổi mới và công nghệ, đồng thời xác định các khuyến nghị để quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam bao trùm và bình đẳng hơn.

Trong khuôn khổ buổi đối thoại, bà Pauline Tamaris, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc tại Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất để các bên liên quan cùng thảo luận, đó là: Cần đảm bảo quan điểm giới trong các chính sách quốc gia về kỹ thuật và phân bổ nguồn lực để thực hiện đầy đủ; tăng cường giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái; dự đoán nhu cầu công việc và kỹ năng cần có trong tương lai; tăng cường thu nhập dữ liệu và giải quyết bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng