Thứ sáu 03/01/2025 10:44

Tội phạm mạng đã chuẩn bị sẵn sàng tấn công Thế vận hội Paris?

Thế vận hội Paris 2024 được cho là đang trở thành mục tiêu của các mối đe dọa mạng, thu hút sự chú ý từ tội phạm mạng, các nhóm hacktivist.

Thế vận hội Paris 2024 được cho là đang trở thành mục tiêu của các mối đe dọa mạng, thu hút sự chú ý từ tội phạm mạng, các nhóm hacktivist và một số nhóm cực đoan được các chính phủ bảo trợ.

Theo phân tích mới của đội ngũ FortiGuard Labs dựa trên thông tin tình báo về mối đe dọa do FortiRecon cung cấp, Thế vận hội năm nay đã trở thành mục tiêu của số đông tội phạm mạng trên toàn thế giới.

Thông điệp chống Olympic được lan truyền qua các trang tin giả - nguồn ảnh Microsoft

FortiGuard Labs đã quan sát thấy tội phạm mạng đang gia tăng đáng kể các nguồn lực hướng đến Thế vận hội Paris, đặc biệt là những nguồn lực nhắm vào người dùng nói tiếng Pháp, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp Pháp cũng như các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng của Pháp.

Từ 6 tháng cuối năm 2023, các chuyên gia của FortiGuard Labs đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng hoạt động của darknet nhắm vào Pháp. Mức tăng từ 80% đến 90% này đã duy trì nhất quán trong nửa cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024. Điều này chứng tỏ tội phạm mạng đang lên kế hoạch kỹ càng, trong đó web đen đóng vai trò là trung tâm cho các hoạt động của chúng.

Báo cáo ghi nhận các nhóm tội phạm mạng đang chuẩn bị sẵn ngày càng nhiều công cụ và dịch vụ tiên tiến được thiết kế để sử dụng cho các vụ vi phạm dữ liệu và thu thập thông tin nhận dạng cá nhân, hoạt động mua bán các thông tin đăng nhập bị đánh cắp và kết nối VPN bị xâm nhập cho phép truy cập trái phép vào các mạng riêng, và các quảng cáo về bộ công cụ phishing, công cụ khai thác được tùy chỉnh riêng cho Thế vận hội Paris.

Các hoạt động này cũng liên quan đến việc mua bán cơ sở dữ liệu của Pháp với các thông tin cá nhân nhạy cảm như: tên đầy đủ, ngày sinh, số định danh cá nhân, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ thường trú và các thông tin nhận dạng cá nhân khác, cũng như các danh sách kết hợp (một tập hợp tên người dùng và mật khẩu bị xâm nhập được sử dụng cho các cuộc tấn công brute-force tự động) của các công dân Pháp.

Đội ngũ FortiGuard Labs cũng đã ghi nhận một số lượng lớn các tên miền typosquatting (còn được gọi là chiếm quyền điều khiển URL) được đăng ký gần giống tên Thế vận hội có thể được sử dụng trong các chiến dịch phishing, bao gồm các biến thể về tên (oympics[.]com, olmpics[.]com, olimpics[.]com và nhiều tên khác).

Một số Hashtag được các nhóm hacktivist sử dụng để nhắm mục tiêu vào Pháp (2023-2024)

Các tên miền này kết hợp với các phiên bản sao chép của trang web bán vé chính thức đưa người dùng đến phương thức thanh toán lừa đảo, nơi người mua không nhận được vé và số tiền dùng để mua vé biến mất. Phối hợp với các đối tác của Thế vận hội, Lực lượng Hiến binh Quốc gia Pháp đã xác định được 338 trang web lừa đảo tự nhận bán vé Olympic. Theo dữ liệu của họ, 51 trang web đã bị đóng cửa và 140 trang web đã nhận được thông báo chính thức từ cơ quan thực thi pháp luật.

Tương tự, nhiều trò lừa đảo xổ số theo chủ đề Thế vận hội đã được xác định, cùng nhiều vụ mạo danh các thương hiệu lớn như: Coca-Cola, Microsoft, Google, Xổ số Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu chính của những vụ lừa đảo xổ số này là người dùng ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Úc, Anh và Slovakia.

Bên cạnh đó, còn có sự gia tăng các dịch vụ mã hóa để tạo các trang web phishing và các bảng điều khiển trực tiếp liên kết, các dịch vụ SMS cho phép gửi tin nhắn hàng loạt, và các dịch vụ giả mạo số điện thoại. Những dịch vụ này có thể tạo điều kiện cho các cuộc tấn công phishing, lan truyền thông tin sai lệch, và làm gián đoạn hoạt động thông tin liên lạc bằng cách mạo danh các nguồn tin chính thống, đáng tin, qua đó có khả năng gây ra những thách thức đáng kể về vận hành và bảo mật trong suốt sự kiện.

Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị việc cài đặt bảo vệ thiết bị hoặc hệ thống phát hiện và phản hồi các mối nguy hại tại điểm cuối trên tất cả các thiết bị, cẩn thận hơn khi kết nối với các mạng không dây công cộng và sử dụng các dịch vụ SASE để mã hóa lưu lượng truy cập.

Trong đó chú trọng nâng cao nhận thức cho nhân viên và người dùng, bảo vệ dữ liệu cảm, giám sát bề mặt tấn công bên ngoài, thực thi xác thực đa yếu tố và chính sách mật khẩu mạnh; bảo vệ thiết bị đầu cuối của người dùng; thực hiện quản lý bản vá; ngăn chặn các cuộc tấn công ransomware…

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: tội phạm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng

Nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao là cơ hội để hacker gia tăng tấn công

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Phó Tổng biên tập Vietnamplus 'bày" cách để trí tuệ nhân tạo thành trợ thủ của nhà báo Việt

Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách