Tiêu thụ phân bón: Doanh nghiệp không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh

Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp phân bón Việt Nam không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh giữa hai thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đẩy mạnh tiêu thụ phân bón Tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước giảm

Theo các chuyên gia, giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh giữa hai thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bức tranh quý I kém sắc

2022 là năm bội thu của ngành phân bón khi nằm trong top các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, toàn ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2023, cả nước xuất khẩu 131.913 tấn phân bón, đạt 48,48 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, lượng và trị giá xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm lần lượt 22% và 51%.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 537.269 tấn phân bón, đạt 232,16 triệu USD, giảm lần lượt 17,1% về lượng và 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Sự suy giảm này cũng phản ánh rất rõ vào kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí ghi nhận tình trạng lỗ.

Tiêu thụ phân bón: Doanh nghiệp không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với các ngành liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc.

Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc, mã: DHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần đạt gần 1,2 ngàn tỷ đồng, sụt giảm 39% so với cùng kỳ; sau khi trừ chi phí Đạm Hà Bắc lỗ gần 130 tỷ đồng trong quý I/2023, trong khi cùng kỳ lãi tới 868 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân thua lỗ, Lãnh đạo Công ty cho biết, giá dầu, giá than cũng như vật tư, nguyên liệu đầu vào liên tục giữ ở mức cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao; trong khi đó, tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn do giá Urê và NH3 trong nước liên tục giảm mạnh theo giá thế giới. “Nhu cầu trong nước thấp, tiêu thụ khó khăn; lượng hàng tồn kho cao; cạnh tranh với phân bón ngoại ngày càng gay gắt; kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia đã làm ảnh hưởng tới các đối tác thương mại lớn, từ đó làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có phân bón” - ông Ninh lý giải.

Tiêu thụ phân bón: Doanh nghiệp không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh
Tháp tạo hạt Urê

Nhận định về tình hình xuất khẩu phân bón của năm 2023, TS. Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, quý I cũng như cả năm 2023 sẽ là một năm khó khăn với xuất khẩu phân bón.

“Tình hình xuất khẩu phân bón những tháng đầu năm của Việt Nam gặp khó khăn. Giá phân bón, nhất là giá ure xuống thấp khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hàng tồn kho nhiều, thậm chí càng xuất khẩu càng lỗ. Nếu như thời điểm tháng 1/2022, giá ure xuất khẩu lên tới xấp xỉ 1.000 USD/tấn, các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu thuận lợi, thu được lợi nhuận lớn thì đến hiện tại, giá ure xuất khẩu chỉ còn khoảng trên dưới 400USD/tấn. Với mức giá này, các doanh nghiệp sản xuất phân bón không có lợi nhuận” - ông Hà cho biết.

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

Ngoài những khó khăn khách quan của thị trường, doanh nghiệp phân bón Việt đang phải gánh chịu những khó khăn, bất lợi khác đến từ chính sách thuế đối với mặt hàng này. Theo TS. Phùng Hà, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế quy định phân bón là đối tượng không chịu thuế VAT khiến không chỉ doanh nghiệp phân bón chịu thiệt vì toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ hàng năm mà nông nghiệp, người nông dân cũng bị ảnh hưởng do phải mua phân bón với giá thành cao hơn 5 - 8% do doanh nghiệp phải hạch toán một phần thuế không được khấu trừ vào chi phí sản xuất.

Ước tính, với quy mô ngành công nghiệp phân bón trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm, với số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ ở mức 5%, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phân bón phải gánh chịu 3.000 - 4.000 tỉ đồng/năm. Đây là con số rất lớn nếu xem xét đến lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong trung bình nhiều năm qua.

Nghiêm trọng hơn là chính sách thuế hiện nay khiến phân bón Việt thua ngay trên sân nhà vì không có lợi thế cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu các loại vào Việt Nam, nhất là urê đã tăng khoảng 3 lần và con số này liên tục tăng trong những năm qua.

Tiêu thụ phân bón: Doanh nghiệp không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh
Kho chứa sản phẩm của công ty

Một phần nguyên nhân là do họ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu ở Việt Nam theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán phân bón để cạnh tranh với phân bón nội địa. Thực tế thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, đều được hậu thuẫn để chen chân vào thị trường Việt Nam, khiến doanh nghiệp trong nước lao đao vì sức ép cạnh tranh.

Ngoài ra, kể từ tháng 9/2022, thuế tự vệ đối với DAP không còn hiệu lực. Theo thống kê, chỉ trong 4 tháng sau đó, lượng phân bón DAP nhập khẩu vào nước ta đã gấp đôi so với 8 tháng trước của năm 2022. Điều này cũng đang tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn đối với ngành phân bón trong nước, khiến hàng tồn kho DAP tăng lên rất nhiều.

Song song với đó, vừa qua, Bộ Tài chính có ý kiến áp thuế 5% với mặt hàng phân bón xuất khẩu, tiếp tục gây áp lực với sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. “Việc áp thuế xuất khẩu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đối với sản xuất phân bón, do sản xuất phân bón đang dư thừa công suất, khi áp thuế xuất khẩu 5% sẽ làm giảm sức cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực” - ông Hà cho hay.

Để giải quyết khó khăn, các doanh nghiệp phân bón đã kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục áp dụng thuế phòng vệ đối với mặt hàng DAP nhập khẩu; đồng thời sớm có những sửa đổi quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho nông nghiệp và nông dân.

Tiêu thụ phân bón: Doanh nghiệp không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh

Bên cạnh việc gỡ khó từ chính sách, các chuyên gia cho rằng, giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh giữa hai thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghĩa là, phải đi đều “hai chân” vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để tạo lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước, vừa tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ, đưa sản phẩm Việt vươn rộng ra thị trường quốc tế.

Lãnh đạo Công ty cho biết, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ phân bón chưa có nhiều khởi sắc, đơn vị đã điều tiết hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cụ thể, Đạm Hà Bắc đã chủ động lên kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng đủ về lượng và đa dạng chủng loại cho nhu cầu tiêu thụ vụ mùa tới của thị trường trong nước. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng của khu vực ASEAN và châu Á. “Việc điều tiết hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu Đạm Hà Bắc trong mắt bạn hàng nước ngoài, củng cố mục tiêu chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới”.

Kim Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2  Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Hàng trăm

Hàng trăm ''chiến binh'' kinh doanh Đà Nẵng tham dự lễ kick off dự án DaNang Gold Tower

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Năm quyết định kinh doanh thiết yếu mà mọi doanh nhân nên thực hiện

Năm quyết định kinh doanh thiết yếu mà mọi doanh nhân nên thực hiện

Job3s.vn giành giải thưởng TOP 10 thương hiệu bền vững quốc gia

Job3s.vn giành giải thưởng TOP 10 thương hiệu bền vững quốc gia

Đắk Lắk: Ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường tiết kiệm điện

Đắk Lắk: Ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường tiết kiệm điện

Home Credit bứt phá trong chiến dịch Tết 2024

Home Credit bứt phá trong chiến dịch Tết 2024

Xem thêm