Thứ ba 22/04/2025 07:50

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

4 tháng đầu năm, Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 4 đạt 123.796 tấn với trị giá hơn 44 triệu USD, giảm 16,8% về lượng và giảm 29,8% về trị giá so với tháng 3/2024.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 252 triệu USD với 624.462 tấn, tăng 16,2% về lượng và tăng 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường phân bón thế giới, các cường quốc phân bón của thế giới đều đang gia hạn xuất khẩu mặt hàng này phải kể đến Nga và Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu ure, các quốc gia châu Á đều đang đổ xô tìm nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 252 triệu USD với 624.462 tấn, tăng 16,2% về lượng và tăng 8,7% về trị giá. Ảnh Đạm Phú Mỹ

Xét về thị trường, trong 4 tháng đầu năm, Campuchia giữ vị trí là khách hàng lớn nhất với sản lượng đạt 145.793 tấn, tương đương trị giá hơn 59 triệu USD, giảm nhẹ 3% về lượng và giảm 9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu đạt bình quân 406 USD/tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoại trừ Campuchia, các thị trường khác đều tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ Việt Nam. Cụ thể, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của phân bón Việt Nam với 83.385 tấn, trị giá tương đương hơn 34 triệu USD, tăng mạnh 74% về lượng và tăng 96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 413 USD/tấn, tăng mạnh 13% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc đã tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu ure sang Hàn Quốc từ ngày 3/12/2023. Hàn Quốc đã phải chịu tác động lớn từ sự gián đoạn nguồn cung cấp dung dịch ure vào năm 2021 sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Tồn kho ure của Hàn Quốc chỉ đủ dùng đến tháng 2/2024 và có kế hoạch tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác ngoài Trung Quốc.

Đứng thứ 3 là thị trường Philippines với 38.633 tấn, tương đương trị giá hơn 18 triệu USD, đây cũng là thị trường chứng kiến mức tăng mạnh nhất với 281% về lượng và 192% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu đạt bình quân 481 USD/tấn, mức giá đắt nhất trong số các thị trường tuy nhiên vẫn giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh 3 thị trường chủ đạo này, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ Việt Nam phải kể đến Lào, Đài Loan (Trung Quốc), Myanmar, Malaysia,…

Trong năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 1,55 triệu tấn phân bón, kim ngạch 648,9 triệu USD. Dự báo trong năm 2024, nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.

Năm 2024, các chuyên gia dự báo nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước. Dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa sau năm 2024 khi các nhà tiêu thụ lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu để đảm bảo nguồn cung phân bón cho giai đoạn cao điểm gieo hạt vụ Hè -Thu sắp tới.

Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan