Thứ hai 30/12/2024 02:27

Tiêm filler làm đẹp vòng ba, cô gái bị chất làm đẹp "ăn" tới tận xương chậu

Vì muốn làm đẹp cấp tốc,nữ bệnh nhân 30 tuổi đã chọn tiêm filler làm đẹp tại một spa. Vài ngày sau, mông liên tục chảy dịch mủ, bệnh nhân phải đi cấp cứu.

Ngày 4/1, Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.N. (30 tuổi, ngụ tại Nha Trang) nhập viện trong tình trạng hai bên mông căng tức, tím tái trên bề mặt, nhiều dấu hiệu hoại tử. Nguy hiểm hơn là khi các bác sĩ thăm khám, lỗ thủng trên mông bệnh nhân liên tục trào dịch mủ.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết do mong muốn sở hữu bờ mông căng tròn quyến rũ, lại e ngại việc nâng mông bằng túi xâm lấn đau đớn, nên cách đây 4 năm, chị tìm đến một cơ sở thẩm mỹ viện trên địa bàn để tiêm filler độn mông.

Các bác sĩ Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc đang phẫu thuật cho bệnh nhân N. - Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đáng chú ý, khi đó chị N. không được spa giới thiệu chi tiết về loại filler được tiêm, chỉ được giới thiệu đây là "filler Hàn Quốc", khi tiêm vào mông sẽ căng đầy tức thì. Chị quyết định tiêm 200cc "filler không nhãn mác" vào mỗi bên mông.

Cách đây 7 ngày, thấy mông bị xẹp, lại nôn nao làm đẹp kịp đón Tết, chị N. quay trở lại spa cũ để tiêm thêm 100cc filler vào mỗi bên mông. Tổng filler chị được spa tiêm lên đến 600cc.

Tuy nhiên, sau tiêm 1 ngày, mông chị bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, căng cứng. Các vết bầm xuất hiện ngày càng đậm hơn. Chị đến một bệnh viện địa phương để nặn filler ra nhưng dịch mủ không ngừng chảy, đau đớn, sưng bầm, đứng ngồi không được.

Kết quả kiểm tra cho thấy filler đã lan rộng khắp vùng mông, "ăn" đến tận khu vực xương chậu, cứng, nhiều vùng bị vón cục, nếu không điều trị khẩn cấp sẽ dẫn đến hoại tử.

Qua 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ nạo hút ổ áp xe ra 2 lít gồm filler, dịch mủ, mô hoại tử và nhiều tạp chất không xác định.

Vào dịp cận Tết, những cơ sở tiêm filler chui lại được quảng cáo rầm rộ trên mạng, khiến người dân dễ nhầm lẫn và tin tưởng hơn.

Do đó, người dân muốn đi làm đẹp phải chọn nơi uy tín, biết rõ thứ đưa vào người mình là gì. Chất làm đầy tiêm vào cơ thể phải được Bộ Y tế chứng nhận đạt chuẩn và cấp phép. Đồng thời, người thực hiện phải được đào tạo kỹ thuật, có giấy phép hành nghề, để hạn chế việc xảy ra tai biến cho bệnh nhân.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Thẩm mỹ

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành y tế còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2025

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam