Thứ tư 27/11/2024 18:38

Tích cực ngăn chặn hàng giả mạo nhãn mác Việt Nam

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã tìm cách giả mạo bao bì, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của Việt Nam, thậm chí giả những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam để lừa dối người tiêu dùng.

Giả mạo đa chủng loại

Sau khi Việt Nam liên tiếp tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhiều loại hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi rất thấp, cùng với đó là việc chất lượng hàng Việt Naâm nâng cao và được người tiêu dùng lựa chọn khiến các đối tượng nảy sinh hành vi gian dối để trốn thuế, việc lạm dụng xuất xứ “Made in Viet Nam” để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ một phần hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc, gắn mác Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), thời gian qua, lực lượng QLTT đã phát hiện và thu giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài về Việt Nam có gắn mác “Made in Vietnam”. Các mặt hàng bị phát hiện, thu giữ đa chủng loại từ nông sản, thủy sản, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, túi xách, đồ chơi trẻ em, đồ dùng, thiết bị giáo dục, thiết bị xây dựng…

Đơn cử như Cục QLTT Lạng Sơn liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vi phạm hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc, xuất xứ gắn mác Made in Vietnam. Cụ thể, vừa qua, Đội QLTT số 2 (Cục QLTT Lạng Sơn) đã phát hiện trên xe ôtô biển kiểm soát 29B-003.44, do lái xe Hoàng Đình Điền (xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) điều khiển, cất giấu 372 đôi giày có nhãn hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ nơi sản xuất, trên tem ghi Made in Vietnam… Hay Đội QLTT số 24 (Cục QLTT Hà Nội) đã phối hợp với lực lượng chức năng liên quan xử lý 493 chiếc máy bơm nước đang được Công ty Cổ phần thiết bị điện 368 chuyển từ Made in China thành Made in Vietnam. Theo khai nhận, công ty này đã nhập khẩu trực tiếp lô máy bơm có xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó thay đổi, dán nhãn Made in Vietnam và chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ...

“Chung tay” kiểm tra, kiểm soát

Mặc dù đã đạt kết quả nhất định, song theo Tổng cục QLTT, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc, gắn mác Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc xác minh nguồn gốc hàng hóa. Đặc biệt, hàng hóa giả mạo xuất xứ không có doanh nghiệp chủ thể quyền rõ ràng. “Kể cả giám định chất lượng, nếu không có những chỉ tiêu chất lượng cụ thể để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả mạo xuất xứ thì khó có thể xác định vi phạm được” - đại diện Tổng cục QLTT chỉ rõ.

Để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hàng hóa không rõ nguồn gốc, gắn nhãn mác xuất xứ Việt Nam trong thời gian tới, lực lượng QLTT tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng như: Hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương tăng cường giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt là ngăn chặn buôn lậu qua các tuyến biên giới đường bộ và đường biển. Ngoài ra, chú trọng kiểm soát chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm để ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro đối với người tiêu dùng trong nước.

Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống phân phối hàng hóa để chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh