Thứ bảy 23/11/2024 11:42

Thực phẩm rục rịch tăng giá trước thềm Tết Nguyên đán 2022

Còn khoảng hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, mặc dù nguồn cung không thiếu nhưng do nhu cầu tiêu dùng càng gần Tết càng tăng cao, do đó, thị trường thực phẩm đang rục rịch tăng giá nhẹ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giống như mọi năm, càng gần Tết, giá lợn, giá gà càng tăng cao, trong đó, giá lợn hơi tăng 5-6 giá trong vòng 1 tuần qua. Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay (24/1) tại miền Bắc dao động trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg; tại miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg; còn tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg. Như vậy, so với thời điểm giá lợn hơi giảm xuống ở mức thấp kỷ lục vào tháng 10/2021, hiện giá lợn hơi đã tăng trở lại tổng cộng khoảng 14.000 - 16.000 đồng/kg. Dù vậy, giá lợn hơi vẫn còn đang ở mức khá thấp so với mức giá 82.000 - 85.000 đồng/kg vào đầu năm 2021.

Với giá lợn hơi hiện nay, theo các tiểu thương, giá lợn móc hàm đang ở mức 85.000 đồng/kg. Giá thịt lợn tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như chợ Kim Liên, Thành Công, Hoàng Mai… hiện đang ở mức 100.000 – 130.000 đồng/kg tùy loại.

Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay (24/1) tại miền Bắc dao động trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg

Giá lợn hơi tăng trở lại do lượng lợn hơi xuất bán tại nhiều nơi giảm so với trước và nhu cầu tiêu thụ lợn hơi và thịt lợn đang tăng. Ðặc biệt, sắp đến Tết Nguyên đán 2022, nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến thực phẩm tăng cường thu mua lợn để chế biến các sản phẩm phục vụ thị trường Tết, nhất là làm lạp xưởng. Thương lái đang đặt hàng thu mua lợn trong dân để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu thị trường được dự báo sẽ tăng cao trong những ngày tới.

Theo ông Nguyễn Văn Tuất - chủ trang trại lợn (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội), hiện tổng đàn lợn của trang trại so với năm trước giảm 50%. Nếu như mọi năm, tổng đàn của chúng tôi là 600 con thì năm nay chỉ còn 200 - 270 con. Số lượng và mật độ người chăn nuôi thấp hơn trước.

Đối với gia cầm, trái với tình trạng ế ẩm cuối năm ngoái, hiện giá gà tại các trang trại đang ở mức rất cao, người chăn nuôi đã có lợi nhuận, hiện giá gà công nghiệp đang ở mức 30.000 - 32.000 đồng/kg; gà thả vườn 90.000 - 100.000 đồng/kg. Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Thành Công, Kim Liên, Hoàng Mai… giá gà ta lông cũng đang bắt đầu rục rịch tăng và đang ở mức 130.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 2 tuần. Theo các tiểu thương, giá gà sẽ còn tăng giá từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần và dự báo sẽ lên mức 170.000 đồng/kg do nguồn cung thịt gà thấp.

Trang trại gà của anh Phùng Văn Điệp tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội

Anh Phùng Văn Điệp - chủ trang trại gà tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội - chia sẻ, hiện chúng tôi có hơn 2.000 con gà chuẩn bị Tết, thương lái trả giá khá cao, hơn 10 giá so với năm ngoái, nguyên nhân do nguồn cung đang ít. Lượng gà năm nay nuôi trong dân giảm nhiều, do dịch bệnh nên người chăn nuôi cũng thận trọng trong tái đàn.

Như vậy, ngành chăn nuôi đã phải đối diện với những bấp bênh về giá trong suốt 1 năm qua. Do tác động của dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi, nhiều vùng chăn nuôi đã giảm đàn, dẫn đến nguồn cung đang ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Và sau thời gian dài các sản phẩm chăn nuôi phải bán dưới giá thành sản xuất, hiện giá lợn, gà,… đang trên đà tăng và ở mức người chăn nuôi có lợi nhuận. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chưa thể hạ nhiệt, người chăn nuôi kỳ vọng thị trường cuối năm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần này giữ giá ổn định.

Trong khi đó, theo đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), số liệu tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện có 525 triệu con gia cầm; hơn 39 triệu con gia súc, với nguồn cung sản phẩm dồi dào hoàn toàn có thể đáp ứng được nguồn cung thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới. “Năm 2021, sản phẩm chăn nuôi tương đối dồi dào so với năm 2020, do các địa phương đã kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi và các địa phương đã thực hiện công tác tái đàn, tăng đàn lợn”, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết.

Cũng theo đại diện Cục Chăn nuôi dự báo, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, các chuỗi cung ứng hoạt động trở lại, các trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại, nhu cầu thực phẩm Tết Nguyên đán tăng thì giá các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng.

Như vậy, nguồn cung không thiếu nhưng do nhu cầu tiêu dùng càng gần Tết sẽ tăng cao hơn, do đó, giá các sản phẩm chăn nuôi dự kiến sẽ tăng lên. Hy vọng, ngành chăn nuôi có những điều tiết trong sản xuất đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng vốn đã gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 kéo dài.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng chiều nay 22/11/2024: Vàng nhẫn chỉ cách đỉnh cũ 3 triệu đồng

Giá vàng thế giới được hỗ trợ từ đà tăng của Bitcoin

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn đều đồng loạt tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024: Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?